Hoàn thiện cơ chế ba bên trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 176 - 179)

- Hình thức tương tác

Ký kết và kết thúc

3.4.5. Hoàn thiện cơ chế ba bên trong quan hệ lao động

Thời gian tới, để cải thiện QHLĐ tại CTCP trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bên cạnh cơ chế hai bên có thể hoàn thiện cơ chế ba bên nhằm nâng cao tính khả thi của chính sách pháp luật được áp dụng trong thực tế.

Thúc đẩy hoạt động của cơ chế ba bên ở cấp trung ương thông qua việc tăng cường hoạt động của Uỷ ban QHLĐ cấp quốc gia, tiến tới hình thành cơ chế ba bên ở một số tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp, nhiều khu công nghiệp nhằm tăng cường cơ chế tham vấn, hỗ trợ và đối thoại giữa các bên trong QHLĐ.

Về bản chất, cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối QHLĐ, là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ.

Cơ chế ba bên chính là một quá trình dân chủ hoá mối QHLĐ. Theo quan niệm truyền thống, QHLĐ là quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ trong quá trình sử dụng sức lao động của NLĐ (Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp cận QHLĐ theo quan niệm này - Điều 1 Bộ luật lao động). Với quan niệm này, QHLĐ sẽ được thiết lập và duy trì trên cơ cở các quy định của pháp luật. Nhà nước có thể hoàn toàn áp đặt hay chấp nhận quyền tự do thoả thuận của các bên ở một giới hạn nhất định còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bối cảnh như vậy, căn bệnh chủ quan và quan liêu có điều kiện phát triển. Pháp luật lao động của Nhà nước có thể sẽ có những quy định không hợp lí, không thực sự vì quyền lợi chính đáng của NLĐ và NSDLĐ. Từ đó tính khả thi sẽ giảm, ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong QHLĐ sẽ hạn chế và hậu quả cuối cùng là hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực lao động sẽ không cao - điều mà Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ đều không mong muốn. Ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp - nơi diễn ra mối QHLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ lại xảy ra tình trạng NSDLĐ áp đặt quyền lực của mình trong quản lí lao động nội bộ, hạn chế hoặc loại bỏ sự tham gia quản lí đơn vị của NLĐ. Hiện tượng NSDLĐ dùng vũ lực trong quản lí lao động, xem thường quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ… ở một số nước trong thời gian vừa qua là minh chứng cho hiện tượng này. Đó chính là cách thức quản lí, hành vi ứng xử thiếu dân chủ. Cách thức này không phù hợp, trên một ý nghĩa nào đó là không cho phép trong cơ chế kinh tế thị trường - cơ chế kinh tế gắn liền với tự do và dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Để khắc phục hạn chế của cách thức này, nhiều quốc gia đang tạo điều kiện để các tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ được tham gia (đóng góp ý kiến) vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động ở những mức độ khác nhau. Nhiều quốc gia khác (điển hình là các nước Châu Âu), Nhà nước đã tự đặt mình vào vị trí một “đối tác xã hội” bình đẳng với hai đối tác xã hội khác là NLĐ và NSDLĐ để cùng bàn bạc, cùng quyết định các vấn đề thuộc về điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động. Ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp, Nhà nước tạo ra cơ chế và đề cao TLTT giữa NSDLĐ và NLĐ, đảm bảo sự tham gia của NLĐ trong việc quản lí lao động tại đơn vị. Đó chính là cách tiếp cận QHLĐ mới - quan hệ ba bên (Nhà nước - NSDLĐ -

NLĐ) thay thế cho cách tiếp cận truyền thống - QHLĐ hai bên (NSDLĐ - NLĐ). Ở các quốc gia phát triển, cơ chế ba bên xuất hiện với tư cách là một hiện tượng khách quan và được chấp nhận như là một phương thức cốt yếu cho việc ổn định và phát triển KT-XH từ hàng trăm năm nay. Với cách thức này, Nhà nước không chỉ đứng ở vị trí chủ thể quản lí xã hội để áp đặt quyền lực của mình lên hành vi của các chủ thể khác, mà sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các chủ thể khác đã được thực hiện và thực hiện khá hiệu quả. NSDLĐ cũng phải thay đổi hành vi ứng xử của mình đối với NLĐ. Sự tham gia của NLĐ vào các công việc chung, trực tiếp quyết định vận mạng của mình được đề cao. Đó chính là biểu hiện của một quá trình dân chủ hoá đời sống nói chung và quá trình dân chủ mối QHLĐ nói riêng - một quá trình phù hợp với xu thế chung của thời đại ngày nay. ILO ra đời và phát triển chính là hiện thân của cơ chế ba bên và mọi nỗ lực của tổ chức này đều hướng tới một nền dân chủ thực sự, đặc biệt là dân chủ trong QHLĐ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, dân chủ và dân chủ hoá QHLĐ đến mức độ nào không thể định lượng chung cho tất cả các quốc gia. Chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán…ở mỗi nước là khác nhau thì tất yếu nhận thức và cách vận dụng vấn đề này không thể hoàn toàn giống nhau. Đây cũng chính là lí do cho khuyến cáo của ILO đối với các quốc gia thành viên của mình cần phải biết vận dụng các quy định và kinh nghiệm về cơ chế ba bên cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, hơn nữa còn phải tạo ra sự linh hoạt cần thiết để nó có thể thích ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhau trong nội bộ một quốc gia. Có như vậy thì cơ chế ba bên mới có thể phát huy tối đa ưu điểm của nó. Sự đa dạng, phong phú trong thể chế và cách thức vận hành của cơ chế ba bên ở các quốc gia trên thế giới và trong khu vực là minh chứng sinh động cho luận điểm này.

Cũng cần lưu ý cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ. Chấp nhận cơ chế ba bên và sử dụng cơ chế này như cách thức cốt yếu cho tiến trình ổn định và phát triển KT-XH cũng có nghĩa là Nhà nước mong muốn một nền quản lí dân chủ. Ở một góc độ nào đó, Nhà nước phải chấp nhận "chuyển” một phần quyền lực của mình sang cho các đối tác

xã hội khác. Về phía NSDLĐ, trở thành một đối tác bình đẳng với NLĐ cũng có nghĩa NSDLĐ chia sẻ một phần quyền lực của mình cho NLĐ. Nhìn từ góc độ này, Nhà nước sẽ không “một mình” hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề có liên quan buộc NSDLĐ và NLĐ chấp hành. NSDLĐ cũng sẽ không hành xử theo lối áp đặt quyền lực của mình cho NLĐ. Ngược lại, những vấn đề liên quan đến vận mạng của ba bên, trước hết là liên quan đến vận mạng của NSDLĐ và NLĐ sẽ do ba bên cùng trao đổi, bàn bạc và quyết định, chí ít thì đó cũng là những vấn đề có tính nguyên tắc chung. Trong mối quan hệ trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ TLTT sẽ thực sự được đề cao và nhìn chung các vấn đề quan trọng giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng.

Tóm lại, cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối QHLĐ, chia sẻ quyền lực và cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ trong việc giải quyết các công việc chung thuộc lĩnh vực lao động - xã hội. Cơ chế ba bên ra đời như là một hiện tượng tự nhiên khi nền KTTT phát triển đến một mức độ nhất định. KTTT càng phát triển, dân chủ xã hội càng được tôn trọng và bảo đảm... thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế ba bên tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w