Công ty Cổ phần truyền thông ViệtNam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 136 - 143)

- Hình thức tương tác

2.4.2. Công ty Cổ phần truyền thông ViệtNam

2.4.2.1. Giới thiệu về công ty

CTCP Truyền thông Việt Nam (Vietnam Communications Corporation)được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 011032001130 (được cấp thay thế Giấy

đăng ký kinh doanh số 0101871229 đăng ký lần đầu ngày 07/7/2006) do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 03 năm 2011.

Công ty có trụ sở chính đặt tại Tầng 16, 17, 18 Toà nhà VTC Online, số 18 Tam Trinh, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, cùng với 06 chi nhánh và văn phòng đại diện hoạt động rộng khắp các thành phố lớn trong cả nước như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Công ty hiện kinh doanh 20 sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông, Thương mại điện tử và Mạng xã hội, với mô hình kinh doanh chính bao gồm:

- Quảng cáo trực tuyến (đứng vị trí số 1 với hơn 40% thị phần)

- Thương mại điện tử (dẫn đầu 1 số mảng như: mua hàng giảm giá, môi giới bất động sản, thời trang... )

- Trò chơi (đứng vị trí số 1 mobile game với hơn 50% thị phần)

Về công nghệ, VCCorp nắm giữ các nền tảng tiên tiến và cốt lõi như: Công nghệ điện toán đám mây (IaaS: Infrastructure as a Service, SaaS: Software as a Service), công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data processing), công nghệ xử lý phân tán và xử lý song song, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, làm chủ các công nghệ P2P (Peer to Peer), HA (High Available), HP (High Performance), HS(High Scalability)…

VCCorp hiện đang hợp tác với hơn 20 báo điện tử và hơn 200 trang web của Việt Nam tạo thành sức mạnh bó đũa với độ phủ khoảng 31 triệu độc giả - tương đương 90% người dùng Internet Việt Nam. Để có được hàng loạt sản phẩm công nghệ mang tính đột phá và ưu việt ngày hôm nay, VCCorp đã xây dựng một đội ngũ nhân sự hùng hậu với gần 1500 nhân viên làm việc và hoạt động chuyên nghiệp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng đại diện, chi nhánh khác tại 06 thành phố phát triển nhất Việt Nam.

2.4.2.2. Thực trạng quan hệ lao động của Công ty giai đoạn hiện nay

Theo kết quả điều tra thực tế tại CTCP truyền thông Việt Nam có thể có một số nhận định như sau về QHLĐ tại công ty:

* Về chủ thể quan hệ lao động

+ Về người lao động:

Nhận thức của đa số CBNV công ty là có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải có hiểu biết (kiến thức) và kỹ năng về QHLĐ (78% - mức độ rất cần thiết; 14% - mức độ cần thiết và chỉ có 8% - đánh giá ở mức độ bình thường).

Trong đó, kiến thức về QHLĐ được NLĐ cho là quan trọng là: pháp luật về quản lý lao động; quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ; nội dung của HĐLĐ được ký kết; nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn. Còn kỹ năng về QHLĐ được đề cập đến bao gồm: kỹ năng đàm phán với NSDLĐ; kỹ năng đối thoại; kỹ năng trao đổi thông tin).

Tuy nhiên, cũng theo kết quả điều tra của tác giả, năng lực của NLĐ tại công ty được đánh giá ở bảng 2.21.

Kết quả điều tra ở bảng 2.21 cho thấy cho thấy NLĐ tại công ty đang được đánh giá ở mức độ khá (3,47/5 điểm) theo đánh giá của cả NLĐ và NSDLĐ. Trong đó, NLĐ có đánh giá khá về năng lực của bản thân (3,62/5 điểm), còn NSDLĐ đánh giá ở mức trung bình khá (3,31/5 điểm).

Bảng 2.21. Kết quả điều tra về năng lực của NLĐ tại CTCP truyền thông VN

Năng lực NLĐ tự đánh

giá

NSDLĐ đánh

giá Điểm BQ

Kiến thức chuyên môn 3,78 3,24 3,51

Kiến thức về QHLĐ 3,12 3,01 3,07

Kỹ năng chuyên môn 3,97 3,43 3,70

Kỹ năng về QHLĐ 3,21 3,36 3,29

Thái độ với nghề nghiệp 4,02 3,52 3,77

Tổng cộng 3,62 3,31 3,47

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế của tác giả

Nhóm kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên môn của NLĐ tại công ty được đánh giá khả quan hơn nhóm kiến thức và kỹ năng về QHLĐ. Kết quả điều tra cũng cho thấy NLĐ đã có thái độ tích cực tham gia vào quá trình đối thoại và thương lượng tại công ty, đồng thời thể hiện thái độ cầu thị trong tiếp nhận thông

tin, trình bày ý kiến. Vì vậy, đã giảm thiểu những tranh chấp nảy sinh góp phần làm lành mạnh hóa QHLĐ tại công ty.

+ Về tổ chức đại diện cho NLĐ tại công ty:

Tổ chức CĐCS tại công ty được thành lập vào năm 2008. Trong hơn 5 năm qua, tổ chức công đoàn đã luôn đồng hành cùng NLĐ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐCS.

Kết quả điều tra thực tế của tác giả tại công ty cho thấy, nhìn chung hoạt động của CĐCS công ty được đánh giá trên mức độ khá (3,66/5 điểm). Trong đó NLĐ đánh giá mức độ trung bình khá (3,27/5 điểm); NSDLĐ đánh giá mức độ khá tốt (3,68/5 điểm), cán bộ công đoàn tự đánh giá mức độ tốt (4,02/5 điểm).

Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng tổ chức công đoàn đã thực hiện tốt công tác văn thể và từ thiện xã hội, ở mức độ khá chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác thi đua, khen thưởng; Bên cạnh đó thời gian tới công đoàn công ty nên chú trọng hơn vào công tác thanh tra kiểm soát; công tác tham gia quản lý, công tác tổ chức cán bộ tại công ty. Đồng thời, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, có ý kiến cho rằng công tác giáo dục chính trị tư tưởng có lúc còn chưa sâu sát, nhất là phổ biến nội quy, quy chế quản lý, cơ chế chính sách. Hoạt động cập nhật, nắm bắt thông tin từ cơ sở còn đôi lúc chưa kịp thời.

Bảng2.22. Kết quả điều tra về thực hiện các chức năng của tổ chức công đoàn tại CTCP truyền thông Việt Nam

TT Chức năng Đánh giá của NLĐ Đánh giá của NSDLĐ Tự đánh giá ĐBQ

1 Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho NLĐ 3,21 3,78 4,01 3,67

2 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng 3,34 3,76 4,17 3,76

3 Công tác thi đua, khen thưởng 3,45 3,87 4,21 3,84

4 Công tác văn thể và từ thiện xã hội 3,57 4,11 4,32 4,00

5 Công tác thanh tra, kiểm soát 3,11 3,49 3,87 3,49

7 Công tác tham gia quản lý 3,12 3,33 3,79 3,41

Tổng cộng 3,27 3,68 4,02 3,66

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát thực tế tại công ty của tác giả cho thấy, các cán bộ công đoàn ở đây đều nắm vững pháp luật về quản lý và sử dụng lao động (mức độ khá trở lên chiếm 100%). Về kỹ năng, các cán bộ công đoàn của công ty được đánh giá có các kỹ năng trao đổi thông tin, kỹ năng tổ chức lực lượng công đoàn viên ở mức độ khá (3,56/5), theo đánh giá của cả NLĐ (3,41/5), NSDLĐ (3,71/5) và cán bộ công đoàn tự đánh giá (3,56/5). Về các kỹ năng tư vấn, tham khảo, kỹ năng đối thoại xã hội, kỹ năng thương lượng thuyết phục chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (3,05/5), trong đó NSDLĐ đánh giá đạt 3,04/5, NLĐ đánh giá đạt 2,98/5 còn cán bộ công đoàn tự đánh giá đạt 3,12/5.

- Về người sử dụng lao động

Kết quả điều tra của tác giả cho thấy, đánh giá về năng lực của NSDLĐ tại CTCP truyền thông Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.23.

Bảng2.23. Đánh giá về người sử dụng lao động CTCP truyền thông Việt Nam

TT Tiêu chí NLĐ đánh giá NSDLĐ đánh giá Điểm BQ 1 Trình độ quản lý 3,56 3,74 3,65 2 Tầm nhìn chiến lược 3,49 3,85 3,67 3 Kiến thức và kỹ năng QTNS 3,17 3,31 3,24 4 Tính chuyên nghiệp 3,58 3,98 3,78 5 Quan điểm và nhận thức về QHLĐ 3,19 3,54 3,37 Tổng cộng 3,40 3,68 3,54

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả

Kết quả ở bảng 2.23 cho thấy, NSDLĐ tại công ty được đánh giá khá khả quan, đạt mức khá 3,54/5 điểm. Điều đặc biệt là kết quả này nhận được đánh giá khá tương đồng của cả NLĐ và NSDLĐ. NLĐ đánh giá NSDLĐ ở mức độ xấp xỉ khá về năng lực (3,40/5điểm). NSDLĐ cũng tự đánh giá ở mức trên khá (3,68/5 điểm).

Các năng lực đều nhận được đánh giá khá là tầm nhìn chiến lược, trình độ quản lý. Riêng với quan điểm và nhận thức của các nhà quản trị mới nhận được mức đánh giá lần lượt là 3,19/5 và 3,54/5 từ phía NLĐ và các nhà quản trị tự đánh giá, thể hiện mặc dù đã có nhận thức về QHLĐ tuy nhiên chưa đầy đủ. Những năng lực còn hạn chế của NSDLĐ ở đây có thể đề cập đến bao gồm: kiến thức về pháp luật lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng đối thoại xã hội. Cá biệt thực tế tại công ty vẫn xảy ra trường hợp NSDLĐ để đảm bảo tiến độ dự án thay vì xây dựng một phương án đối thoại xã hội hiệu quả lại có các biện pháp quản lý quá cứng rắn, tạo ấn tượng không tốt của NLĐ, tăng nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến TCLĐ.

* Về cơ chế tương tác

- Về chính sách nhân lực của công ty

Theo đánh giá của cả NLĐ và NSDLĐ của công ty, chính sách nhân sự của công ty khá có tác dụng kích thích NLĐ.

Công ty có hệ thống chính sách quản lý nhân sự mặc dù chưa thực sự hoàn chỉnh, nhưng đã bước đầu tạo cơ sở để NLĐ cảm nhận được sự nỗ lực của Ban lãnh đạo công ty trong việc đảm bảo sự công bằng, khách quan; cố gắng hướng tới đảm bảo mức thu thập tương xứng với năng lực, kinh nghiệm, khối lượng công việc mà nhân viên được giao cũng như đóng góp của mỗi thành viên trong công ty. Công ty cũng chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo và lộ trình công danh phù hợp nhất cho sự phát triển của NLĐ. Do vậy, đã giảm thiểu các mâu thuẫn nảy sinh giữa NLĐ và NSDLĐ. Theo kết quả phỏng vấn, NLĐ mong muốn công ty chú trọng hơn nữa trong việc cải thiện chính sách lương, thưởng. Đặc biệt là việc trả lương tách bạch dựa theo công việc, năng lực và thành tích, cũng như căn cứ vào mức lương thị trường để có sự điều chỉnh kịp thời trong hệ thống chính sách đãi ngộ của công ty.

Hiện CTCP truyền thông Việt Nam sử dụng 3 loại hợp đồng để giao kết đối với NLĐ (hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn 1 - 3 năm; hợp đồng mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng).

Về mặt nội dung, hình thức của hợp đồng và quy trình ký kết HĐLĐ của công ty là tương đối đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có trường hợp sử dụng hợp đồng mùa vụ (dưới 1 năm) với một số công việc có tính chất ổn định. Bên cạnh đó có NLĐ đã đến thời hạn kí lại HĐLĐ nhưng công ty không triển khai ký. NLĐ lại không có hiểu biết đầy đủ về pháp luật nên không có ý kiến, chỉ đến khi nảy sinh các vấn đề tranh chấp thì phần thiệt thòi luôn về phía NLĐ.

* Về đối thoại xã hội

Hình2.10. Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của NLĐ về các hình thức đối thoại xã hội được áp dụng ở CTCP truyền thông Việt Nam

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Kết quả điều tra thực tế về đối thoại xã hội của công ty cho thấy: ở công ty hiện nay áp dụng các hình thức đối thoại bao gồm: thương lượng, kí kết TƯLĐTT; thương lượng ký HĐLĐ, hội nghị NLĐ cấp công ty; tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa Công đoàn và Ban Giám đốc; trao đổi giữa nhà quản lý trực tiếp và NLĐ (theo kỳ đánh giá); hòm thư góp ý; bản tin nội bộ; thư điện tử.

Tuy nhiên, mức độ áp dụng các hình thức đối thoại xã hội khác nhau tại công ty là đang có sự khác nhau. Trong đó, NLĐ đánh giá cao về hình thức đối thoại xã hội thông qua ký HĐLĐ (78,3% người trả lời rất hài lòng). Còn các hình thức nhận được kết quả không tốt là gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn và Ban Giám đốc và hòm thư góp ý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 136 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w