- Hình thức tương tác
Ký kết và kết thúc
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động
Cần định hình rõ mô hình QHLĐ của Việt Nam cho phù hợp với điều kiện của nước ta để xây dựng các cấu phần trong hệ thống QHLĐ cấp quốc gia, trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động và QHLĐ tương ứng. Điều này giúp tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển QHLĐ lành mạnh trong các doanh nghiệp nói chung và CTCP trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về QHLĐ theo hướng: thay đổi tư duy luật pháp từ điều chỉnh các nội dung cụ thể của QHLĐ sang điều chỉnh về cơ chế QHLĐ kết hợp với các nội dung cụ thể của QHLĐ.
Điều 1 của Bộ Luật Lao động chỉ rõ “Bộ Luật Lao động điều chỉnh QHLĐ,…” tuy nhiên hầu hết đều tập trung vào các nội dung cụ thể của QHLĐ: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, ATLĐ, học nghề và các hình thức giao kết HĐLĐ, TƯLĐTT. Những quy định về cơ chế tương tác giữa các chủ thể gần
như chưa được nhắc đến. Bộ Luật Lao động cũng mới chỉ có một vài quy định về TƯLĐTT, trong khi giữa hai nhóm chủ thể NLĐ và NSDLĐ có rất nhiều hình thức đối thoại xã hội. Vì vậy, thời gian tới cần hoàn thiện luật pháp về QHLĐ theo hướng: - Tập trung làm rõ các nhóm chủ thể: NLĐ, công đoàn, NSDLĐ, tổ chức đại diện cho
NSDLĐ về quy trình, thủ tục tương tác giữa hai nhóm chủ thể này.
- Quy định rõ các nội dung phải thương lượng, quy trình thương lượng, cơ chế giám sát thương lượng.
- Chú trọng quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện trong thương lượng ký kết TƯLĐTT. Quy định về nội dung của TƯLĐTT chi tiết.
- Quy định về phạm vi chủ thể đại diện cho tập thể NLĐ để thương lượng và ký kết TƯLĐTT.
- Coi đối thoại xã hội là nội dung chủ đạo trong hình thức tương tác với các cấp đối thoại và các cách thức đối thoại.
- Thay đổi cách tiếp cận đối với đình công và quy định về cách giải quyết đình công, bao gồm cả đình công tự phát. Đình công là cách thức giải quyết TCLĐ chứ không phải là biểu hiện cao nhất của TCLĐ. Nghĩa là sau các nỗ lực hòa giải, trọng tài, xét xử không thành,NLĐ được quy định là sẽ tiến hành các thủ tục đình công. Cần quy định cách hành xử của các bên liên quan khi đình công xảy ra hay quy định về cách thức giải quyết nhằm chấm dứt đình công. Pháp luật cần quy định đình công là cấp độ cần hạn chế của TCLĐ.
- Xây dựng lại cơ chế hòa giải theo hướng dùng các chuyên viên hòa giải chuyên nghiệp, độc lập. Chỉ nên áp dụng hòa giải trong những tranh chấp về lợi ích. Còn trường hợp tranh chấp về quyền chỉ cần áp dụng theo luật để buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Công đoàn; Phối hợp với VCCI, VCA nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tổ chức đại diện NSDLĐ, nghiên cứu hình thành khuôn khổ pháp luật bảo đảm tổ chức hoạt động của đại diện NSDLĐ.
- Sửa đổi Luật công đoàn theo hướng đa dạng hóa hình thức tổ chức của hoạt động công đoàn và đảm bảo tính độc lập của CĐCS. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Công đoàn; Phối hợp với VCCI, VCA nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tổ chức đại diện NSDLĐ, nghiên cứu hình thành khuôn khổ pháp luật bảo đảm tổ chức hoạt động của đại diện NSDLĐ.
- Giảm thiểu các văn bản dưới luật.
- Nghiên cứu xây dựng Luật Tố tụng giải quyết các vụ án về TCLĐ, phù hợp với tính chất của vụ án lao động, bảo đảm tính kịp thời và công minh.
- Xác lập cơ chế thương lượng và giao kết linh hoạt tại nơi làm việc.
- Nghiên cứu xây dựng Luật Tố tụng giải quyết các vụ án về TCLĐ, phù hợp với tính chất của vụ án lao động, bảo đảm tính kịp thời và công minh.
- Có kế hoạch xây dựng các luật chuyên đề về việc làm, hợp đồng lao động, tiêu chuẩn lao động (Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Luật An toàn vệ sinh lao động); xây dựng Luật về QHLĐ.