Đối với chính sách tiền lươngcủa Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 174 - 176)

- Hình thức tương tác

Ký kết và kết thúc

3.4.3. Đối với chính sách tiền lươngcủa Nhà nước

• Xác định mức tiền lương tối thiểu đủ sống và công bố trong từng thời kỳ để các doanh nghiệp làm căn cứ thỏa thuận về tiền lương. Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam khá thấp, do đó cần điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo hướng tăng lên phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, giá cả sinh hoạt của từng tỉnh, thành phố, khả năng chi trả của doanh nghiệp và có tính đến yếu tố hội nhập. Hình thành và áp dụng mức lương tối thiểu ngành.

• Thực hiện việc quy định trả tiền lương tối thiểu theo giờ, ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có thể thoả thuận trả lương hợp lý.

• Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, loại bỏ các cản trở và tạo quyền chủ động, điều kiện kinh doanh bình đẳng, hiệu quả cho các loại hình doanh nghiệp.

• Thực hiện cải cách căn bản chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương phải trên cơ sở lấy tiền công trên TTLĐ làm căn cứ tính đúng, tính đủ tiền lương và có tính đến quan hệ cung – cầu lao động trên TTLĐ; đảm bảo việc trả lương phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, khắc phục bất hợp lý trong tiền

lương, thu nhập do lợi thế về ngành, nghề khu vực kinh tế, tiến tới thống nhất chính sách tiền lương áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

• Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật thống nhất liên quan đến tiền lương (tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động, đơn giá tiền lương, xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương) để các doanh nghiệp vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Đây là những hướng dẫn khung, không có tính chất bắt buộc doanh nghiệp. Nghiên cứu hình thành tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp về QHLĐ, trong đó có vấn đề tiền lương.

• Xây dựng hệ thống thông tin về tiền lương của các loại lao động ở một số ngành nghề, khu vực (trên địa bàn Hà Nội thì mức lương bình quân của các loại lao động trong các ngành nghề là bao nhiêu), để NLĐ, NSDLĐ tham khảo khi thỏa thuận tiền lương, ký kết HĐLĐ.

• Nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp lý xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các bên trongdoanh nghiệp và ở cấp ngành về QHLĐ, trong đó có nội dung quan trọng nhất là về tiền lương thông qua ký kết TƯLĐTT.

3.4.4.Nâng cao hiệu lực hoạt động của các thiết chế hỗ trợ, phán xử, thanh tra, hòa giải

Thời gian tới, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm thiết lập và vận hành tốt tổ chức hòa giải. Hòa giải tốt sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy và phát triển sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chủ thể trong QHLĐ, qua đó tạo nền tảng tạo QHLĐ lành mạnh, giải quyết được mâu thuẫn phát sinh, hạn chế TCLĐ.

Cần chú trọng xây dựng các thiết chế bảo đảm cho QHLĐ phát triển như: Thiết chế hoà giải, trọng tài, xét xử; thiết chế tham vấn (cung cấp thông tin, tham vấn và thương lượng); thiết chế hỗ trợ.

Thiết chế hỗ trợ QHLĐ doanh nghiệp phát triển do Chính phủ thành lập nhưng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước và luôn đảm bảo tính trung lập trong hoạt động thực hiện vai trò trung gian cho hai bên có quyền lợi khác nhau.

Tăng cường hiệu lực của thiết chế phán xử thông qua hoạt động của trọng tài lao động và tòa án lao động để góp phần làm giảm thiểu các TCLĐ quy mô lớn.

Xác lập bổ sung chức năng của cơ quan thanh tra lao động đối với việc tuân thủ pháp luật QHLĐ trước hết là trong Bộ Luật Lao động, quy định quá trình thực hiện hoạt động thanh tra việc hình thành và vận hành QHLĐ cấp doanh nghiệp nhằm phòng ngừa phát sinh QHLĐ không lành mạnh.

Thúc đẩy hoạt động của cơ chế 3 bên ở cấp trung ương thông qua việc tăng cường hoạt động của Uỷ ban QHLĐ cấp quốc gia, tiến tới hình thành cơ chế 3 bên ở một số tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp, nhiều khu công nghiệp nhằm tăng cường cơ chế tham vấn, hỗ trợ và đối thoại giữa các bên trong QHLĐ.

Để thực hiện kiến nghị này, thời gian tới thành phố Hà Nội thực hiện một số hoạt động cụ thể như: cần rà soát, tổ chức lại đội ngũ hòa giải viên của thành phố đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012, Nghị định số 46/2013/NĐ/CP của Chính phủ và các yêu cầu mới về QHLĐ về phát triển QHLĐ đặt ra trong đề án. Đồng thời rà soát lại hoạt động hòa giải của hòa giải viên, có thể áp dụng thực hiện cơ chế hỗ trợ chủ động của hòa giải viên đối với các doanh nghiệp, áp dụng cơ chế giải quyết các cuộc đình công tự phát thông qua thiết chế hòa giải lao động để từng bước chuyển đổi từ cơ chế can thiệp hành chính sang cơ chế hòa giải theo luật định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 174 - 176)