Định hướng phát triển các công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 149 - 152)

- Hình thức tương tác

3.1.2. Định hướng phát triển các công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nộ

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước phát triển nền KTTT định hướng XHCN, những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tính chủ động, năng động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong xã hội được phát huy hiệu quả, huy động ngày

càng nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển KT-XH, tận dụng, khai thác và phát huy hiệu quả hơn tiềm năng đất nước để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống NLĐ,...Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là một nền kinh tế nhỏ bé, chậm phát triển, trình độ và năng lực sản xuất nói chung và của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói riêng còn rất yếu kém, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, năng suất lao động thấp,...

Trong bối quốc tế hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã chỉ rõ: “Trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn. Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ,... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt và những đột phá lớn”.

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các nước từ đó thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất các nước, đem lại sự tăng trưởng cao của mỗi nền kinh tế, đồng thời tăng sức ép cạnh tranh và hạ thấp các rào cản cho các chuyển động vốn. Kết quả của hội nhập kinh tế làm cho các nước phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, nền kinh tế mỗi nước ngày càng trở thành một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. Thêm vào đó, hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế kéo theo việc mở rộng giao lưu khoa học công nghệ giữa các quốc gia, sự tham gia của các nước vào việc giải quyết các vấn đề KT-XH có tính toàn cầu. Cũng chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quôc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ.

Trong bối cảnh, điều kiện của đất nước và quốc tế như vậy, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, tiếp tục khẳng định

đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam: “Thực hiện nhất quán đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 150 quốc gia trên thế giới. Quá trình hội nhập đã góp phần gia tăng đáng kể năng lực tổng hợp của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khả năng tham gia của Việt Nam, đặc biệt là của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế cũng như so với các nước trong khu vực.

Để các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói chung và các CTCP nói riêng phát triển mạnh, vững chắc và có những đóng góp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, hạn chế tối đa những yếu kém, khuyết tật mà nó có thể mang đến trong cơ chế thị trường, việc định hướng cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển, đảm bảo đúng định hướng KT-XH mà Đảng và Nhà nước đã đề ra có ý nghĩa quan trọng. Việc phát triển các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói chung và các CTCP nói riêng trên địa bàn Thành phốHà Nội cần dựa trên các định hướng sau:

* Phải gắn với đường lối, chính sách, mục tiêu phát triển KT-XH nói chung và kinh tế ngoài Nhà nước nói riêng của Đảng và Nhà nước.

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong kinh tế ngoài Nhà nước nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc phát triển doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói chung và các CTCP nói riêng phải gắn với đường lối, chính sách mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. Quá trình phát triển này phải gắn với mục tiêu chung của đất nước. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói chung và các CTCP nói riêng phải góp phần quan trọng vào huy động, khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm lực để phát triển kinh tế Thủ đô và đất nước.

Trong nền KTTT, các CTCP luôn là bộ phận nhạy bén, năng động và tăng trưởng nhanh nhất khi có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, một số CTCP thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu để mang lại lợi ích cho các cổ đông mà không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội. Điều này rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội như việc làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo vệ môi trường sinh thái,...do vậy đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách định hướng để các CTCP nói riêng và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói chung không được quá chú tâm vào mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của xã hội.

* Phát triển những ngành, lĩnh vực mà Hà Nội có lợi thế, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Trong điều kiện các nguồn lực của đất nước và Hà Nội còn nhiều hạn chế, vì vậy cần chú trọng và trợ giúp nhiều hơn những doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ở những ngành mà Hà Nội có lợi thế so sánh góp phần quan trọng đối với sự ổn định, phát triển chung của Hà Nội cũng như của đất nước. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất các ngành hướng ra xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.

3.2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện quan hệ lao động trong các côngty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Quan hệ lao động trong các công ty cổ phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 149 - 152)