Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 34 - 37)

7. Kết luận:

3.1.4. Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty

Công ty thu mua nguyên liệu và hợp đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu. Dưa trên số lượng sản phẩm đặt trước của khách hàng và các hợp đồng cung cấp sản phẩm, các bộ phận trong công ty có nhiệm vụ lên kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lượng nguyên liệu tự khai thác. Bộ phận này kết hợp với phòng quản lý chất lượng sẽ thu thập, lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc, dư lượng vi sinh, kháng sinh…Toàn bộ quá trình thu mua cá nguyên liệu đến lúc ký kết hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ

phận QC để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào sản xuất chế biến luôn đạt tiêu chuẩn về quy định an toàn thực phẩm. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ được trả lại nuôi theo quy định của các hợp đồng bao tiêu được thỏa thuận. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX không thu mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và không đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu sản xuất là yếu tố quan trọng nhất đối với công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. Phần lớn, các nguyên liệu chế biến đều do các nhà cung cấp từ các hộ nông dân, trang trại. Mặc dù có điều kiện thuận lợi nằm ngay trung tâm ĐBSCL nhưng Công ty vẫn phải đối mặt với thực trạng nguồn nguyên liệu không ổn định làm cho quá trình sản xuất, chế biến diễn ra không liên tục, chậm tiến độ dẫn đến trễ hợp đồng với các đối tác khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty. Nếu thiếu nguyên liệu đầu vào nên các máy móc hoạt động không hết công suất, gây nên tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả.

Trước những khó khăn đó, Công ty đã và đang hợp tác với các trang trại để cung cấp các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và đảm bảo số lượng ổn định. Ngăn chặn tình trạng thiếu nguyên liệu diễn ra để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng theo tiến độ. Ngoài ra, công ty còn mua nguyên liệu từ những nơi có uy tín nhằm cung cố cho việc sản xuất được tiến hành liên tục, máy móc có thể vận hành hết công suất nếu các trang trại không cung cấp đủ nguyên liệu. 10,408 11,309 11,002 4,491 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Tấn 2010 2011 2012 6T2013 Năm

Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu phòng kế toán

Hình 3.2 Sản lượng tôm nguyên liệu của công ty STAPIXMEX giai đoạn từ 2010 đến 6T2013

Năm 2010, sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến tại công ty đạt 10.408 tấn. Sang năm 2011, công ty thu mua được 11.309 tấn, tăng 901 tấn so với năm 2010. Đến năm 2012 sản lượng tôm nguyên liệu thu mua chỉ đạt 11.020 tấn, giảm khoảng 289 tấn. Nguyên nhân chính là do mấy năm qua, hội chứng EMS/ AHPNS đã lan rộng đến Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, dịch bệnh chết sớm ở tôm này xảy ra ngày càng nhiều đã gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Dịch EMS thường xảy ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả tôm cho dù ao nuôi vừa mới được cải tạo, tỷ lệ tử vong có thể vượt quá 70% tôm trong ao. Tôm bị nhiễm EMS thường rất nhỏ (chết rất sớm) nên không thể đạt kích cỡ để XK. Sản lượng tôm nuôi trồng trong giai đoạn đầu khoảng vài chục ngày đều chết, điều này đã khiến cho người nông trồng bị thất thu từ đó nguồn tôm nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Bên cạnh nguyên nhân trên, phần lớn người nông trồng đã bỏ trống khoảng 30% diện tích đất nuôi trồng, một yếu tố ảnh hưởng không ít đến tình trạng này là chi phí thức ăn nuôi tăng vọt trong những năm trở lại đây trong khi giá nguyên liệu lại không thể tăng theo tương ứng, đã làm cho sản lượng nuôi trồng giảm xuống. Vì vậy, nông dân có xu hướng chuyển đổi từ nghề nuôi tôm sang các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu chế biến trong thời gian sắp tới.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:

- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư: truy xuất đến ao nuôi.

- Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư: truy xuất đến tận ao nuôi.

- Mua từ đại lý thu mua: truy xuất đến vùng nuôi.

Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).

 Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư:

Đạt khoảng 750 ha, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ các hoá chất hoặc kháng sinh cấm của bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo qui định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch công ty tiến hành lấy mẫu kiểm các chất kháng sinh cấm 5 – 7 ngày.

Chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được Công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng Công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.

 Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư)

Cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm. Trước khi thu hoạch nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên phòng đầu tư sẽ đến khảo sát và ký hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hoá chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu để kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 –5 ngày công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh cấm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)