Mô tả sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 37)

7. Kết luận:

3.1.5.1.Mô tả sản phẩm

STAPIMEX chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên và tươi (Breaded shrimp), Sushi, Raw PTO, CPTO, HLSO, RING shrimp, HLSO, xuyên que (Skewer), RPD... Tất cả đều được đóng gói dưới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bán lẻ theo yêu cầu của khách hàng.

Mô tả sản phẩm:

- HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. Tôm được rủa sạch, lặt bớt râu sau đó đem đi hấp cho ửng đỏ sau đó sẽ đi đóng hộp đem đông lạnh (Nhật Bản, một số nước khác).

- HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu, lột vỏ không bỏ đuôi, sau đó đem đi hấp và đông lạnh (Mỹ, Canada, thị trường khác).

- PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh (Mỹ, Canada, EU, thị trường khác).

- CPTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh (Mỹ, Nhật, Canada, EU, thị trường khác).

- NBS (Nobashi): Đây là một dạng tôm đông lạnh, tôm sẽ được lặt đầu, lột vỏ, rút chỉ lưng, chừa đuôi sau đó tôm được rửa sạch, kéo dãn vào hộp và đông lạnh. Thân tôm sẽ có vằn xanh trông rất đẹp mắt. Đây là món ưa thích của người Nhật, chỉ sau Sushi đông lạnh.

- SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh (Nhật, EU). Tôm sau khi qua khâu sơ chế sẽ được lột vỏ, rút chỉ lưng, có thể chẻ bụng hay không, sau đó tôm được hấp qua một lượt, sau khi hấp xong, thân tôm sẽ chuyển sang màu đỏ rất hấp dẫn, sau đó tôm sẽ được cho vào hộp, có thể sắp xếp nằm ngang hay dọc, sau đó sẽ được đem đi đông lạnh để bảo quản được lâu.

- RPD (Raw Peeled Deveined): Tôm sú thịt đông lạnh (tất cả các thị trường).

- CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh (tất cả các thị trường).

- EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh (Nhật, Mỹ).

- TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh, da chiên ăn được (Nhật, Mỹ).

3.1.5.2 Qui trình công nghệ chế biến

Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm. Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng. Nhiệt độ bảo quản là từ âm 18 độ.

Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chính. Để hoàn thành một sản phẩm Công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Qui trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty STAPIMEX

Hình 3.3 Quy trình thu mua chế biến sản phẩm của công ty STAPIMEX

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2010 - 2013

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh thủy sản của công ty giai đoạn 2010 - 6 tháng năm 2013

Công ty STAPIMEX được biết đến với một hình ảnh là công ty hàng đầu về xuất khẩu thủy sản đặt biệt là tôm chế biến đông lạnh. Trong nhiều năm qua, STAPIMEX đã không ngùng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng các mặt hàng GTGT để đạt được sự tín nhiệm tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước. Mặt khác, Công ty đã tập trung duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua nhũng khó khăn trong mọi lĩnh vực như

Nông dân Đại lý Trạm thu

mua Tiếp nhận Sơ chế Phân cỡ Chế biến Cấp đông Bao gói Thành phẩm nhập kho Xuất khẩu

nguồn cung ứng nguyên liệu và nhất là sự khắt khe của thị trường tiêu thụ. Do nhiều nguyên nhân tác động, nguồn cung ứng nguyên liệu ngày càng khó khăn hơn, dẫn đến sản lượng sản xuất của công ty có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm.

9,365 11,583 10,251 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2010 2011 2012 Năm Tấn

Nguồn: theo thống kê báo cáo thường niên của Công ty

Hình 3.4 Sản lượng sản xuất thủy sản của công ty Stapimex giai đoạn 2010- 2013

Theo bảng số liệu trên, nhìn chung sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010-2012 có sự tăng giảm không đồng đều, cụ thể trong năm 2011, sản lượng sản xuất đạt 11.583 tấn, tăng 23,7% so với năm trước tương đương 2.218 tấn. Tuy nhiên, đến năm 2012, sản lượng sản xuất chỉ còn 10.251 tấn giảm đến 11,5% tương đương 1.332 tấn so với năm 2011. Nguyên nhân chính là vào thời điểm dịch bệnh ở tôm bùn phát nhiều nơi, làm nguồn cung bị thu hẹp khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu dẫn đến sản lượng sản xuất năm qua giảm tương đối cao. Sản lượng tôm nguyên liệu trong nước, đặc biệt ở Sóc Trăng sụt giảm nghiêm trọng là do dịch bệnh thất mùa, sản lượng nguyên liệu ít làm cho giá nguyên liệu tăng cao vào cuối năm trong khi giá bán vẫn giữ mức ổn định. Công ty đã mạnh dạn bù đắp bằng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng do chỉ mới khởi đầu và chất lượng việc thực hiện chưa như mong đợi.

Giai đoạn kỳ 6 tháng năm 2012 - 6 tháng năm 2013 4,515 3,749 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 Tấn 6T2012 6T2013 Giai đoạn

Nguồn theo báo cáo của phòng kế toán công ty STAPIMEX

Hình 3.5 Sản lượng sản xuất thủy sản của công ty STAPIMEX giai đoạn 6T2012 – 6T2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn 6T2013 tình hình sản xuất thành phẩm thủy sản ở công ty có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể giảm đến 17% tương đương 1.498 tấn. Đây là một dấu hiệu chưa mấy khả quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay. Từ điểm mốc này, cần phải có những chiến lược và chính sách khả thi để nâng tổng sản lượng sản xuất thành phẩm vượt xa con số hiện tại.

Cũng như nguyên nhân vào năm 2012, kéo dài đến thời điểm hiện tại, nguồn thu mua nguyên liệu của công ty vẫn còn đang trong tình trạng chưa ổn định, và nguyên nhân cơ bản vẫn là dịch bệnh, thất mùa. Mặt khác, công ty chưa tìm kím được những khách hàng có tiềm năng lớn, số hợp đồng ký kết xuất khẩu hàng hóa vẫn không tăng cao do thị trường tiêu thụ chưa thực sự rộng lớn. Đây là những vấn đề khó khăn làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của công ty.

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 3.1 Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của công ty STAPIMEX

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV): bao gồm doanh thu trong hoạt động XK và nội địa. Nhìn chung, sự phát triển của công ty ảnh hưởng bởi chuyển biến chung của tình hình XK thủy sản trong nước, DTBH&CCDV của STAPIMEX trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có sự biến động khá rõ nét. Từ năm 2010 đến nay, công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu do thường có nhiều trường hợp bán hàng bị trả lại vì Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Giá trị % Giá trị % Doanh thu (DT) bán hàng và cung cấp dịch vụ (DV) 1.577.331 2.088.538 2.234.856 511.207 32,41 146.318 7,01 Các khoảng giảm trừ DT 13.360 35.144 39.610 21784 163,05 (31.183) (88,73) DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 1.563.971 2.053.394 2.195.246 489.423 31,29 141.852 6,91 Giá vốn hàng bán 1.479.602 1.949.020 2.070.114 469.418 31,73 121.094 6,21 Lợi nhuận (LN) gộp về bán hàng và cung cấp DV 84.369 104.374 125.132 20.005 23,71 20.758 19,89 DT hoạt động tài chính 34.725 56.944 18.152 22.219 63,99 (38.792) (68,12) Chi phí tài chính 14.007 47.205 29.485 33.198 237,01 (17.720) (37,54) Chi phí bán hang 64.163 74.306 84.015 10.143 15,81 9.709 13,07 Chi phí quản lý 15.813 14.312 14.935 (1.501) (9,49) 623 4,35 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 25.111 25.495 14.849 384 1,53 (10.646) (41,76) Thu nhập khác 817 280 917 (537) (65,73) 637 227,5 Chi phí khác 96 198 277 102 106,25 79 39,9 LN khác 721 82 640 (639) (88,63) 558 680,49 Tổng LN kế toán trước thuế 25.832 25.577 15.489 (255) (0,99) (10.088) (39,44) Thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 1.116 623 550 (493) (4,18) (73) (11,72) LN sau thuế thu

không đám ứng yêu cầu của khách hàng về bao bì sản phẩm, và công ty phải bỏ thêm chi phí gia công lại bao bì. Các khoản giảm trừ liên tục tăng trong giai đoạn này, khoản giảm trừ chỉ ở con số 13.360 triệu đồng vào năm 2010, nhưng đến năm 2011, lại tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, khoản giảm trừ lại tăng thêm 4.466 triệu đồng làm cho khoản giảm trừ lên đến 39.610 triệu đồng. Tuy các khoản giảm trừ doanh thu chỉ chiếm khoảng từ 0,84% - 1,7% so với DTBH&CCDV trong giai đoạn này nhưng về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do vậy, công ty cần xem xét để có những biện pháp khắc phục những khó khăn này.

Cho đến nay, tổng doanh thu của Công ty đều tăng dần từ 2010-2012 và dự tính đến hết năm 2013. Nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng đi ngược chiều, do chi phí sản xuất, và các chi phí phát sinh càng ngày càng tăng cao với mức độ tăng cao hơn mức tăng doanh thu.

1,599,513 2,214,315 2,110,618 14,939 24,716 24,954 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2010 2011 2012 Năm Triệu đồng 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Hình 3.6 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012.

Nhìn chung, doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2010, tình hình XK của công ty được xem là có hiệu quả hơn năm 2009 với tổng doanh thu đạt 1.599.513 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như tác động lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu bị giảm, đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá ở Mỹ… thì kết quả mà công ty đạt được năm 2010 là một điểm mốc đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp. Đến năm 2011 doanh thu của công ty đạt 2.110.618 triệu đồng, tăng đến 31,95% tương

đương tăng lên 511.105 triệu đồng so với năm 2010. Đây cũng là năm ghi nhận dấu ấn tăng trưởng rõ nét của STAPIMEX trên con đường phát triển, thể hiện sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2012, tổng doanh thu tiếp tục tăng thêm 4,91% tương đương 103.697 triệu đồng đã nâng tổng doanh thu 2012 lên đến 2.214.315 triệu đồng. Sự gia tăng doanh thu giai đoạn này chủ yếu dựa vào hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với hoạt động kinh doanh tài chính của Công ty.

Lợi nhuận sau thuế: Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức 24.714 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thêm 0.96% so với năm 2010 tương đương 238 triệu đồng. Đến năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm trầm trọng chỉ còn 14.939 triệu đồng, mức giảm so với năm 2011 là gần 60% tương đương 10 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đã làm cho thị trường thủy sản những năm gần đây không ổn định đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, thị trường những năm gần đây cũng gặp không ít khó khăn như chí phí lãi vay tăng cao, tín dụng thắt chặt. Năm 2011 chi phí lãi vay của công ty tăng hơn 50% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí tài chính có giảm nhưng do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên cũng không bù đắp được nhiều. Song song đó là việc không còn những chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn đầu tư tăng. Nền kinh tế khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản đặc biệt là tôm ở các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU… đều giảm đáng kể, các đơn đặt hàng gửi đến công ty đều kém hơn so với mọi năm. Đồng thời, giá nguyên liệu bấp bênh, thời tiết không thuận lợi và tình hình dịch bệnh lan rộng vào những tháng cuối năm cũng góp phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.2 So sánh mức tăng doanh thu và chi phí của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010 -2012

Đơn vị tính:%

Nguồn: Tổng hợp dựa vào bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Nguyên nhân làm cho chi phí tăng là ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng cao hơn vào năm 2011, do sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể, năm 2011, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 1.949.020 tăng

Tốc độ tăng 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Doanh thu 32 5

31,73% tương đương 469.418 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán lại tiếp tục tăng lên 121.094 triệu nâng giá vốn lên đến 2.070.114 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí bao bì, nhân công, điện và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu năm 2012 do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng. Hơn thế nữa, tình trạng ethoxyquin và vi sinh xảy ra ở hai thị trường chính là Nhật và Mỹ ngay mùa vụ chính tôm, gây gián đoạn, đình trệ trong quan hệ mua bán, giao dịch và ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch của công ty. Ngoài ra, chi phí xử lý, khắc phục sự cố kháng sinh, ethoxyquin, vi sinh tại các thị trường trên rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của Công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu tăng cao song lợi nhuận lại giảm mạnh. Do đó trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì Công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển Công ty.

3.2.3 Định hướng kế hoạch phát triển của công ty thời gian tới

Trong những năm tới, công ty sẽ tăng cường củng cố mạng lưới thu mua nguyên liệu, quy hoạch và mở rộng nhiều vùng nuôi cho công ty nhằm đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến thông qua những mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, liên kết với các trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Về chất lượng sản phẩm, công ty phải tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đã đạt được như: HACCP, BRC, ISO 9001:2000, tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của Công ty. Đồng thời, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, các nhà nhập khẩu về sản phẩm GTGT có giá trị dinh dưỡng cao. Tăng công suất sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất các mặt hang GTGT, tăng doanh số và kim ngạch XK. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh

và từng bước nâng cao doanh số, thị phần XK và thị phần trong nước, nâng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 37)