Khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 52 - 55)

7. Kết luận:

4.1.2.2.Khó khăn và thách thức

Kể từ cuối năm 2011, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam đã phải rất vất vả và tốn nhiều chi phí để kiểm soát và xử lý tôm nhiễm Trifluralin khi Nhật Bản áp dụng kiểm tra dư lượng chất này đối với 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tiếp theo đó, Nhật Bản lại chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% lô hàng lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 1 lô tôm của Việt Nam nhiễm dư lượng chất này vượt mức cho phép.

Năm 2012 thực sự là một năm khó khăn cho ngành tôm Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân dịch bệnh khiến diện tích nuôi tôm bị thu hẹp, thì việc Nhật Bản và Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đang là một trở ngại khiến con tôm XK lao đao. COGSI nghi ngờ ngành tôm những nước ta nhận

Nước 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Nhật 504 607,2 …. 275,8 294 Mỹ 495,5 558,5 454,5 206,2 252,4 EU 275,6 412,8 311,7 140,1 … Trung Quốc và Hồng Kong … 224 270 109,9 146,9 Hàn Quốc … 157,6 171,4 81,5 …

các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ. Bên cạnh đó, những mối lo về dịch bệnh vẫn đang hiện hữu cùng với việc lo ngại về khan hiếm nguồn nguyên liệu cho XK vẫn đang khiến các doanh nghiệp ngành tôm đau đầu. Hơn thế nữa, sự cạnh tranh XK thủy sản trên thế giới ngày một gay gắt hơn trong đó Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tôm, Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng... tạo vô vàng thách thức lên mặt hàng tôm XK của nước ta.

Năm 2013, mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang bị một số nước áp đặt rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phát động vụ kiện chống phá giá đối với cá tra và cáo buộc tôm nước lợ nhận trợ cấp từ Chính phủ, tạo tâm lý nặng nề lên các nhà XK cũng như các nhà nhập khẩu tôm tại thị trường này. Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc quy định nghiêm ngặt về hàm lượng Ethoxyquyn, Triphulamin trên tôm; Mexico ngưng nhập khẩu tôm của 4 nước, trong đó có Việt Nam… Song song đó, XK tôm sang thị trường EU sẽ khó cải thiện, do tình hình kinh tế khu vực này chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong nước, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do ít đơn đặt hàng, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao… Từ những cản ngại nói trên, Bộ Công thương dự báo SLvà GTXK các mặt hàng thủy sản khó vượt ngưỡng năm 2012.

Thủy sản và các sản phẩm thủy phát triển nhanh, nguồn cung cấp tăng nhanh chủ yếu đến từ các khu vực nuôi thủy sản trong nhiều năm qua có xu hướng tăng nhanh hơn nữa theo nhu cầu tiêu thụ của thế giới trong tương lai. Lợi thế trong nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện được kế hoạch phát triển sản xuất thủy sản, gia tăng sản lượng để nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ không bị phụ thuộc vào mùa vụ khai thác như nguồn lợi tự nhiên. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những khó khăn của các DN chế biến và XK tôm đang gặp phải hiện nay như thiếu nguyên liệu do sản lượng thu hoạch giảm bởi dịch bệnh, lãi suất vay ngân hàng tăng cao, chi phí nhân công lớn, điều kiện môi trường nuôi, nguồn nước, sự ô nhiễm nước thải, những vấn đề về sinh học, nguồn giống, thức ăn, dịch bệnh, thời tiết… nhưng cũng phải thấy rõ yếu tố ảnh hưởng lớn tới XK tôm của Việt Nam sang Nhật Bản chính là chất lượng tôm. Ngoài ra, khó khăn lớn hơn cả đối với ngành thủy sản trong năm tới vẫn chính là thiếu vốn cho sản xuất, vì thế sự quan tâm của Nhà nước đến các DN ngành thủy sản trong thời gian tới là hết sức cần thiết để có thể vượt được kế hoạch đã đặt ra 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Tóm lại, nuôi trồng thủy sản ngày càng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề khi muốn bán các sản phẩm của mình vào thị trường tiêu thụ, bao

- Cần có công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi tiên tiến. Việc sử dụng giống bố mẹ, hậu ấu trùng phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

- Giảm giá thành và đa dạng các mặt hàng để tăng sức cạnh tranh. - Vấn đề an toàn thực phẩm dư lượng kháng sinh, yêu cầu dán nhãn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản. Trong nuôi trồng thường phải dùng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc diệt nấm để trị bệnh. Tuy nhiên chúng phải được dùng với liều lượng thích hợp và theo quy định hợp lý. Rất nhiều nước trên thế giới đã có những thay đổi hoặc thắt chặt các quy định của quốc gia về việc sử dụng thuốc trị bệnh trong nuôi trồng, đặc biệt là kháng sinh và đây cũng là yêu cầu nghiêm ngặt của nhiều nước trong đó có cả nước nhập khẩu.

- Rào cản thương mại, quy định của các nước, kiện chống bán phá giá…

- Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất gây tác động tiêu cực đến xuất khẩu.

- Các nhà quản lý của nhiều nước đã đánh giá và kết luận chỉ có con đường triển khai các biện pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường… mới có thể tao được sự tin cậy của các thị trường và từ đó mới có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 52 - 55)