Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 83 - 85)

7. Kết luận:

4.3.1.2.Nguồn nguyên liệu

Việt Nam hiện đang là một trong 10 nước có giá trị XK thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thủy sản khai thác và tôm nguyên liệu. Trong khi đối với ngành chế biến và XK thủy sản thì nguyên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Phần lớn nguyên liệu chế biến của các DN đều do ngư dân trong vùng cung cấp. Trong đó tôm, cá chủ yếu được khai thác từ biển nên sản lượng không ổn định, phụ thuộc biến động của thời tiết, khí hậu…

Mặc dù thuận lợi nằm trong vùng ĐBSCL nhưng công ty vẫn phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Trong khi đó tại ĐBSCL, có tới 600.000 ha nuôi tôm cho sản lượng trên 1 triệu tấn tôm mỗi năm nhưng DN chế biến tôm trong khu vực vẫn rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nguyên nhân là do tình hình bất ổn trên Biển Đông gần đây đã phần nào hạn chế lượng tàu cá ra khơi khai thác thủy sản. Thứ hai, là do việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường gom hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng như tới tận các bến và cảng trên đất liền của nước ta, thu mua với giá cao để tranh giành với DN Việt Nam khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác vốn đã hạn chế nay lại càng gay gắt hơn. Tình trạng thương lái thu

mua tôm nguyên liệu để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang gây rối thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Mỗi ngày có khoảng 300 tấn tôm tươi nguyên liệu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cửa khẩu. Nếu trước đây, các thương lái chỉ thu mua tôm cỡ 80 con/kg trở lên thì nay tôm cỡ nhỏ chỉ 150 con/kg cũng được thu gom, xuất khẩu sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua và không quan tâm đến kiểm soát kháng sinh trong tôm nguyên liệu mà còn thực hiện bơm chích tạp chất có mục đích. Nghiêm trọng hơn, họ thu mua cả tôm không đạt chất lượng, nhiễm tạp chất, kháng sinh… nên nhiều bà con nông dân đã tái sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Trong khi đó, do thiếu nguyên liệu nên dù giá xuất khẩu tăng nhưng doanh nghiệp đang phải chịu lỗ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư “bài bản” cho cơ sở sản xuất chế biến, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, từng bước xây dựng hình ảnh về chất lượng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế nhưng lại phải “đau đầu” với việc cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu ngay chính tại vùng nuôi tôm trong nước. Ngoài ra, DN cũng không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất mặc dù giá nguyên liệu luôn trong tình trạng tăng nhanh hơn giá XK, tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu còn diễn ra trầm trọng hơn do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu khắc nghiệt cũng như dịch bệnh tôm xảy ra và lây lan trên diện rộng. Mặt khác, ngoài nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản được cung cấp chủ yếu từ sản lượng nuôi trồng và khai thác trong nước, những năm gần đây, để "chữa cháy" cho các hợp đồng XK đã ký cũng như để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy, tạo công ăn việc làm cho người lao động nên nhiều DN đã phải dựa vào nguồn nguyện liệu thủy sản NK từ nước ngoài. Hơn thế nữa, do thiếu nguyên liệu đầu vào nên máy móc của công ty không hoạt động hết công suất, gây tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Một vấn đề nữa, do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu nên công ty thường phải thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, đôi khi không đảm bảo được hết nguồn gốc cũng như chất lượng của thủy sản nguyên liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty. Chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 80% giá thành sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty vì khi bán không đổi nhưng giá nguyên liệu tăng sẽ giảm lợi nhuận.

Trước những khó khăn trên, công ty đã giải quyết bằng cách ký hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Công ty đã đầu tư và liên kết đầu tư, quy trình chăn nuôi khép

kín, đảm bảo đạt chất lượng tôm tốt nhất cho XK, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cỡ size và phần lớn sản lượng của công ty, giúp tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng. Bên cạnh đó, các rào cản về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm ngày càng được các nước NK áp dụng nhiều, do đó để giảm thiểu rủi ro, công ty đã có những biện pháp tích cực từng thời điểm: có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn… từng bước chủ động các loại nguyên vật liệu trong sản xuất. Khuyến cáo người nuôi tôm nên tìm hiểu về tư cách pháp nhân của thương lái thu mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện các thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần báo ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời xử lý theo quy định; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 83 - 85)