Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 87)

7. Kết luận:

4.3.1.6. Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu

bức thiết thay đổi một số thiết bị cho xí nghiệp Tân Long và nâng cao công suất cấp đông đảm bảo cho khả năng sản xuất, Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và công cụ quản lý cho hai xí nghiệp. Mặc dù đã cổ phần hóa nhưng đến nay Công ty vẫn phụ thuộc một phần vào nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Do công ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng XK nên hầu hết các khoản vay là ngắn hạn. Nhu cầu vốn vay và tiền mặt còn tùy thuộc nhiều vào tính mùa vụ, chu kỳ thu hoạch thủy sản nguyên liệu của nông dân. Lãi suất tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận của Công ty, đồng thời khả năng mở rộng quy mô do không đủ vốn cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó công ty cũng tăng cường huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới, nhằm đảm bảo cho quá trình mở rộng phát triển của công ty.

4.3.1.6 Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu

Giai đoạn 2010-2011: Sản lượng xuất khẩu tăng đáng kể hơn 1.037 tấn nâng KNXK tăng lên tương ứng là 10.828 nghìn USD. Đơn giá có sự thay đổi nhẹ, tăng lên 0,21 nghìn USD/tấn nâng tổng KNXK của công ty lên đến 11.832 nghìn USD. Góp phần làm cho KNXK tôm của công ty tăng gần 22.060 nghìn USD so với năm 2010.

Giai đoạn 2011 – 2012: SLXK tôm tăng 951 tấn, tăng hơn 11% so với 2011, giúp KNXK của công ty tăng hơn 11% tương đương khoảng 11.279 triệu USD. Tuy nhiên, đơn giá XK trung bình trong năm lại giảm xuống đến 0.59 nghìn USD/tấn, làm KNXK giảm xuống một lượng khoảng 5.477 nghìn USD tương đương 5,5% KNXK năm 2011, Mặt dù vậy, tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty vẫn ở được duy trì trạng thái tương đối ổn định, vì lượng tăng KNXK do SLXK tăng cao hơn sự biến động đơn giá xuất khẩu trong năm 2012 nên một phần nào đã kéo tổng kim ngạch tăng lên một lượng 5.801 nghìn USD (khoảng gần 6%).

Giai đoạn 6 tháng 2011 – 2012: Sản lượng giảm 683 tấn làm cho kim ngạch giảm 8.080 nghìn USD (khoảng 16,5%). Tuy nhiên đơn giá XK tăng nhẹ, tăng 0,37 nghìn USD/tấn nâng KNXK tôm tăng lên 1.276 nghìn USD

(khoảng 2,6%). So với 6 tháng 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống đến 6.804 nghìn USD, gần 14%.

Tóm lại, giá cả và sản lượng xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến KNXK của công ty, trong đó đặc biệt là giá XK, chỉ với một mức giảm nhẹ ở giá XK, điển hình như giảm 0,59 nghìn USD/tấn trong năm 2011 đã làm cho kim ngạch giảm đến 5.477 USD trong KNXK. Vì vậy để tăng kim ngạch thì doanh nghiệp có thể tăng sản lượng hoặc tăng giá XK, tuy nhiên việc tăng giá XK sẽ gặp nhiều khó khăn vì DN khó có thể kiểm soát được khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt bởi việc tăng giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh. Do đó công ty cần có biện pháp để tăng sản lượng xuất khẩu như tìm kiếm đối tác khách hàng mới, mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm...

4.3.2 Các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

4.3.2.1 Lạm phát

Tình hình lạm phát bị tác động bởi 3 nhóm chính là: nhóm nguyên nhân chi phí đẩy (giá xăng, giá điện tăng,..), nhóm nguyên nhân cầu kéo (chênh lệch cung cầu, thâm hụt ngân sách,...), nhóm nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng,..). Lạm phát của Việt Nam đang ở mức báo động trong thời gian qua với 11,75% năm 2010 và 18,58% năm 2011. Lạm phát tăng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Công ty không thể nào cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí lương cho công nhân viên, chi phí vận chuyển,…Đây là những chi phí cần thiết để Công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2012, tình hình lạm phát trong nước có giảm xuống chỉ còn khoảng 6,81% nên chi phí đầu vào của công ty cũng có phần tăng nhẹ so với năm 2011. CPI 6T2013 tăng 6,69% so với cùng kỳ. Mặc dù, đã được Nhà nước được kiềm chế ở mức thấp, song có khả năng sẽ tăng cao trong 6 tháng cuối năm. Yếu tố lớn nhất tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm 2013 chính là việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế của Nhà nước. Nguyên nhân là do Chính phủ thực hiện một số các giải pháp nới lỏng tài khoá và tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng lương cơ bản, khả năng thâm hụt thương mại tăng cao, chính phủ thực hiện một số các điều chỉnh về giá dịch vụ (y tế), điện, xăng dầu. Đặc biệt là tới tháng 9, chi tiêu cho giáo dục sẽ tăng và tác động làm tăng CPI như các năm trước, chu kỳ tăng giá ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 9 tới cuối năm do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tồn kho sản phẩm sẽ tăng cao trở lại, chi phí sản xuất tăng làm cho giá cả sản phẩm tăng.

Nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro như tình trạng thâm hụt ngân sách, khủng hoảng nợ công, thất nghiệp gia tăng,... vẫn còn đe dọa đến sự phát triển kinh tế thế giới ở nhiều lĩnh vực. Điều đó đã gây ra một hệ lụy là sức mua giảm, sản xuất ngưng trệ dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều nước đã phải thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu, nhập khẩu bị hạn chế. Một trong những tác động to lớn đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng trưởng nóng, biến động tỷ giá thất thường. Chính những điều này đã góp phần làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và Công ty STAPIMEX nói riêng.

4.3.2.2 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được xem là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán sản phẩm của các tổ chức. Khi đồng nội tệ giảm giá thì sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Nói cách khác, đây chính là cơ hội cho các công ty xuất khẩu. Tuy nhiên, sự giảm giá đồng nội tệ lại đe dọa đến các công ty nhập khẩu vì giá vốn hàng nhập khẩu tăng lên dẫn đến phải tăng giá bán. [Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam –Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. Nhà xuất bản thống kê, chương 3 trang 65,66].

Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá xuất khẩu của nước này rẻ đi và ngược lại. Do đó, việc tăng giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Đồng đô – la Mỹ là đồng tiền giao dịch chính trong hoạt động xuất khẩu của Công ty STAPIMEX. Trong thời gian qua đồng nội tệ mất giá so với đồng USD do lạm phát tăng cao, nên hoạt động xuất khẩu của Công ty nhìn chung có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào máy móc, nguyên vật liệu nhập khẩu nên tỷ giá tăng sẽ không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

4.3.2.3 Lãi suất tín dụng

Bao gồm lãi suất cho vay và huy động vốn. Sự thay đổi lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể tới xu hướng tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư của người dân. Lãi suất là chi phí vốn của một doanh nghiệp, vì vậy khi lãi suất tăng cao sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh hay làm phát sinh thêm chi phí đầu vào. Trong thời gian qua nhất là năm 2011, do lạm phát tăng cao, nên việc tăng lãi suất là công cụ điều chỉnh lạm phát, ổn định vĩ mô kinh tế của chính phủ. Do đó, đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty. Cụ thể, chi phí tài chính trong năm này đã tăng

lên 237% tương đương 33.198.980 triệu đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Do đó, Công ty luôn phải chú ý theo dõi tin tức để có thể nắm bắt những thay đổi về lãi suất từ phía ngân hàng cũng như biết được những gói sản phẩm, dịch vụ cho vay ưu đãi của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

4.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh

a. Đối thủ cạnh tranh quốc tế

 Trung Quốc: làmột trong những đối thủ mạnh ngành XK thủy sản Việt Nam và STAPIMEX nói riêng, với ý định thôn tính thị trường, Trung Quốc đã ráo riết cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ta trên trường Quốc tế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu để chế biến do phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc trong việc thu mua tôm nguyên liệu. Tại nhiều vùng nuôi tôm chính ở ĐBSCL, nhiều thương lái đang đẩy mạnh thu gom tôm các cỡ với giá cao để xuất sang Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp chế biến tôm lao đao, vì không đủ tôm nguyên liệu đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký.

Được biết, nhu cầu tôm từ Trung Quốc nhiều tháng nay tăng mạnh, do sản lượng tôm của nước này bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ tư của Việt Nam. Song chủ trương của nước ta là khuyến khích xuất khẩu chính ngạch để kiểm soát chất lượng. Trong khi đó, hoạt động "tận thu" của các thương lái trên thị trường lại có tính phá rối. Nhiều DN có nguy cơ mất hợp đồng, hàng ngàn lao động mất việc làm. Quan trọng hơn, việc thu gom ồ ạt của thương lái Trung Quốc khiến người nuôi có thể lơ là về chất lượng, gây ảnh hưởng tới uy tín của tôm xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tình trạng thương lái nước ngoài vào thôn tính, phá hoại thị trường nguyên liệu không chấm dứt, ngành thủy sản không xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất khép kín thì tình trạng này sẽ còn là chướng ngại khó khăn đối với doanh nghiệp. Vì thế, hợp đồng ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp phải cực kỳ chặt chẽ và chính quyền phải là đơn vị đứng ra đảm bảo hiệu lực của hợp đồng đó.

 Thái Lan: Thị trường NK tôm trọng điểm của Việt Nam là Mỹ, Nhật, EU. Tính đến năm 2010, XK tôm Việt Nam nói chung và sang 3 thị trường lớn này nói riêng tăng trưởng rất khả quan với tổng kim ngạch đạt trên 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, chỗ đứng của tôm VN trên các thị trường này có nhiều thay đổi đáng chú ý xét trên mối tương quan với các

nguồn cung cấp khác, cụ thể là Thái Lan. Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu về NK tôm vào Nhật Bản trong thời gian gần đây cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi Việt Nam "tụt hạng" xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn. Từ các số liệu trên chưa đủ để khẳng định chắc chắn các thứ hạng này nhưng nếu xét đến tình hình sản xuất tôm ở trong nước cũng như mục tiêu XK của cả Việt Nam và Thái Lan thì có thể thấy rõ khả năng Thái Lan vượt mặt Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là hoàn toàn có thể. Những năm trước, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc nhưng đến năm 2010 nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam. Điều này cho thấy rõ mục tiêu của Thái Lan là lấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm XK tôm của nước này. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng về sự cạnh tranh khốc liệt này, nhưng với những thuận lợi lớn của Thái Lan, nếu Việt Nam không triệt để tận dụng và phát huy những thế mạnh của mình, Việt Nam có thể tiếp tục "nhường" thị phần cho Thái Lan như đã xảy ra ở thị trường Nhật Bản.

 Ấn Độ: Trong năm tài chính 2012- 2013, XK thủy sản của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. So với cùng kỳ năm trước, khối lượng XK tăng 7,68%, đạt 928.215 tấn. Đông Nam Á là thị trường NK thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng 23% thị phần. EU đứng thứ hai, tiếp theo là Canada, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, và Trung Đông. Trong nhiều năm qua Sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất và XK tôm và các sản phẩm đông lạnh khác đã giúp ngành thủy sản Ấn Độ đạt mức XK cao kỷ lục. Tôm là mặt hàng XK quan trọng nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng 50% tổng thị phần. Vì vậy, diễn biến trên thị trường tôm thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với XK thủy sản của nước này. Mặc dù Ấn Độ hiện vẫn đứng sau Việt Nam về cung cấp tôm cho Canada nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng NK tôm Ấn Độ vào thị trường này, có thể dễ dàng nhận thấy sự mở rộng nhanh chóng thị phần tôm Ấn Độ ở Canada với mặt hàng XK chính là tôm sú nguyên liệu, chiếm trên 60% giá trị XK tôm sang thị trường này. Trong khi đó, sản lượng tôm sú của Việt Nam năm 2011 sụt giảm do dịch bệnh đã là một trong những nguyên nhân dẫn tới XK tôm sang Canada năm vừa qua giảm 0,2% so với năm 2010. Hơn nữa, cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ cũng góp phần làm giảm thị phần của tôm Việt Nam trên thị trường này. Tôm chân trắng đang được nuôi ngày càng rộng rãi tại Ấn Độ và góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh XK tôm của nước này. Năm 2012, dự kiến sản lượng tôm chân

sẽ đẩy mạnh XK tôm sang Trung Quốc do sự cạnh tranh mạnh từ các nước sản xuất tôm khác trên các thị trường lớn. Như vậy, XK tôm của Việt Nam năm nay sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với tôm Ấn Độ trên nhiều thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, Nhật Bản, EU và cả Canada.

b. Đối thủ cạnh tranh trong nước

Hoạt động kinh doanh của Công ty không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ mạnh quốc tế mà còn bị áp lực từ phía những đối thủ cạnh tranh trong nước. Trong đó, công ty Thủy sản FIMEX, công ty Thủy sản Minh Phú là hai đối thủ mạnh nhất mà Công ty chịu áp lực cạnh tranh trong thời gian qua.

SAO TA FIMEX: Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban TCQT Tỉnh uỷ Sóc Trăng đi vào hoạt động 3/2/1996 chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Đến ngày 1/1/2003 doanh nghiệp được cổ phần và đổi tên là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, tên thương mại FIMEX VN. Ngày 7/12/2006 cổ phiếu FIMEX VN lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với tên là FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh uỷ Sóc Trăng sở hữu chỉ còn 17,47%.

Điểm mạnh: Với vị trí nhà máy chế biến đặt tại thị xã Sóc Trăng, gần trục lộ giao thông chính, khu dân cư và cách vùng nguyên liệu tôm trọng điểm của tỉnh từ 20-30 km, thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm, thu hút lao động cũng như mở rộng ngành nghề sau này. Qua hơn 12 năm hoạt động, công ty đã đặt được nền tảng vững chắc ở 2 thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ; chiếm 90% thị phần FMC. Trình độ chế biến sản phẩm ở FMC thuộc hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn.

Điểm yếu: Thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực sẳn có ở địa phương. Bên cạnh đó trang thiết bị, công nghệ sản xuất còn lạc hậu cần được cải tiến, thiếu hụt nguồn vốn cần cho việc sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)