7. Kết luận:
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1992, Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Hậu Giang với ưu thế của một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, giáp Hậu Giang và là vùng đất phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Nhận thấy được lợi thế sẵn có về nguồn nguyên liệu thủy hải sản và theo quyết định của UBNN tỉnh Hậu Giang vào năm 1977, công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1978 dưới hình thức là nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản. Công ty luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và XK tôm sú. Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp đông lạnh Hậu Giang, mãi đến năm 1983, xí nghiệp sát nhập với công ty Thủy sản Hậu Giang và xí nghiệp nước đá, đổi tên lại là Công ty chế biến Thủy sản Hậu Giang.
Sau năm 1992, tỉnh Hậu Giang được chia tách thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Từ đó, công ty cũng được phân về Sở Thủy sản Sóc Trăng (theo quyết định số 173/QDUBT.92 ngày 30/6/1992) chính thức mang tên công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng (theo quyết định số 05/QD.TCCB.93 ngày 07/01/1993của UBNN tỉnh Sóc Trăng), tên giao dịch quốc tế là “SOCTRANG AQUATIC PRODUCTS & GENARAL IMPORT EXPORT COMPANY”, viết tắt là STAPIMEX.
Từ năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt được như vậy, STAPIMEX đã đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn. Đến đầu năm 2006, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần và lấy tên đầy đủ “CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX”.
Địa chỉ: số 119, Quốc Lộ 1A, Phường 7 – TP Sóc Trăng. Điện thoại: (079)822164 – 821201
Logo của công ty :
Email: STAPIMEX-pkt@vnn.vn Website: www.STAPIMEX.com.vn
STAPIMEX luôn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng. Với đội ngũ công nhân lành nghề, hiệu quả mang lại “năm sau cao hơn năm trước”, trang thiết bị hiện đại, công suất chế biến trên 50 tấn thành phẩm/ngày, công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động tại địa phương, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Hiện tại, công ty đã được cơ quan chất lượng hàng đầu Anh Quốc (SGS) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Các xí nghiệp trực thuộc Công ty:
Xí nghiệp đông lạnh Tân Long – 220 Quốc Lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Xí nghiệp đông lạnh An Phú – Khu công nghiệp An Hiệp, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2 Nhiệm vụ và chức năng
3.1.2.1 Nhiệm vụ
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh, hoạt động theo đúng quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.
- Tổ chức thu mua nguyên liệu, chế biến theo đúng quy trình công nghệ đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng, thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của toàn bộ công nhân viên STAPIMEX để có đủ khả năng phục vụ cho quá trình hoạt động.
- Thực hiện đúng việc phân công lao động, điều phối thu nhập giữa cá nhân, đơn vị đảm bảo công bằng và hợp lý.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn, lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả, tao ra lợi nhuận cho công ty để tái sản xuất nhằm tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Thực hiên nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành tốt các chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm, các chế độ hạch toán kinh tế, quản lý kinh tế tài chính.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên một cách minh bạch, đúng quy định quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước.
- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, từng bước ổn định và cải thiện vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên công ty.
3.1.2.2 Chức năng
Thông qua việc thu mua, chế biến hàng thủy sản, đặt biệt là tôm và kinh doanh theo hình thức XK trực tiếp, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa thủy sản. Nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu khác của địa phương.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng- STAPIMEX trên mô hình đơn giản, dễ dàng hoạt động dựa vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý.
Sồ đồ bộ máy quản lý của công ty theo cơ cấu trực tuyến chức năng
Nguồn: Phòng tổ chức của công ty STAPIMEX
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành của công ty STAPIMEX
Trong đó, Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên: - Hà Hữu Tri: chủ tịch
- Tạ Văn Vững: phó chủ tịch - Trần Văn Phẩm: thành viên - Nguyễn Văn Mạng: thành viên - Phạm Thanh Phong thành viên Ban tổng giám đốc, gồm 4 thành viên:
- Trần Văn Phẩm : tổng giám đốc - Hà Hữu Tri: phó tổng giám đốc
- Nguyễn Văn Mạng: phó tổng giám đốc - Tạ Văn Vừng: phó tổng giám đốc TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán Phòng Kỹ thuật Phòng TC - HC Hai xí nghiệp SX Phòng Đầu tư Phòng Kinh Doanh
Và các phòng trực và xí nghiệp trực thuộc - Phòng kinh doanh
- Phòng Kế toán Tài vụ - Phòng Tổ chức hành chánh
- Phòng Đầu tư và nuôi trồng thủy sản - Phòng Kỹ thuật
- Hai xí nghiệp chế biến tôm xuất khẩu.
3.1.3.2 Chức năng của các ban giám đốc và các phòng ban
- Ban Tổng Giám đốc: Là những người đại diện cho công nhân quản lý công ty theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, Ban Tổng Giám đốc của công ty gồm 3 người:
Vị tổng Giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của công ty.
Hai vị phó Tổng Giám đốc (PTGĐ) được phân công nhiệm vụ như sau:
+ Một PTGĐ phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh doanh.
+ Một PTGĐ phụ trách đầu tư, thu mua: chịu trách nhiệm về công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động đầu tư và thu mua.
- Phòng Đầu tư: Chức năng của phòng Đầu tư là khảo sát mô hình nuôi và đầu tư cho các hộ nuôi thủy sản, bao tiêu sản phẩm, mua thức ăn, hóa chất.
- Phòng Kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật có chức năng như quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của toàn công ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất khẩu.
- Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh thực hiện chức năng như trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội ngoại thương; tham dự
tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh.
- Phòng Kế toán: Phòng kế toán chịu trách nghiệm quản lý tài chính của công ty, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày theo đúng quy định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí, có kế hoạch chi trả hợp lý để đảm bảo cung cấp kịp thời các khoản chi tiêu hàng ngày, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ có liên quan đến thanh toán, tín dụng, hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn có trách nhiệm tham mưu, báo cáo định kỳ cho Tổng Giám đốc về lãi, lỗ và hiệu quả kinh doanh, đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn một phương án tối ưu cho công ty về huy động và sử dụng vốn…. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn đảm nhiệm việc lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theo đúng quy định của pháp luật.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: có 2 chức năng chính
+ Chức năng hành chính quản trị: tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại công ty; thực hiện việc đưa đón khách hàng, lãnh đạo công ty cũng như vận chuyển hàng hóa và xây dựng cơ bản.
+ Chức năng tổ chức nhân sự: tính toán chi trả tiền lương cho người lao động theo đúng quy định. Giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động; tuyển và đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong công ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý theo dây chuyền chế biến.
- Xí nghiệp đông lạnh Tân Long và Xí nghiệp đông lạnh An Phú:
Nhiệm vụ của hai xí nghiệp đông lạnh Tân Long và An Phú là sản xuất chế biến các mặt hàng đông lạnh theo đúng quy trình của khách hàng đưa ra và kế hoạch sản xuất của công ty.
3.1.4 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty
Công ty thu mua nguyên liệu và hợp đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu. Dưa trên số lượng sản phẩm đặt trước của khách hàng và các hợp đồng cung cấp sản phẩm, các bộ phận trong công ty có nhiệm vụ lên kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lượng nguyên liệu tự khai thác. Bộ phận này kết hợp với phòng quản lý chất lượng sẽ thu thập, lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc, dư lượng vi sinh, kháng sinh…Toàn bộ quá trình thu mua cá nguyên liệu đến lúc ký kết hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ
phận QC để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào sản xuất chế biến luôn đạt tiêu chuẩn về quy định an toàn thực phẩm. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ được trả lại nuôi theo quy định của các hợp đồng bao tiêu được thỏa thuận. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX không thu mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và không đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu sản xuất là yếu tố quan trọng nhất đối với công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. Phần lớn, các nguyên liệu chế biến đều do các nhà cung cấp từ các hộ nông dân, trang trại. Mặc dù có điều kiện thuận lợi nằm ngay trung tâm ĐBSCL nhưng Công ty vẫn phải đối mặt với thực trạng nguồn nguyên liệu không ổn định làm cho quá trình sản xuất, chế biến diễn ra không liên tục, chậm tiến độ dẫn đến trễ hợp đồng với các đối tác khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty. Nếu thiếu nguyên liệu đầu vào nên các máy móc hoạt động không hết công suất, gây nên tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả.
Trước những khó khăn đó, Công ty đã và đang hợp tác với các trang trại để cung cấp các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và đảm bảo số lượng ổn định. Ngăn chặn tình trạng thiếu nguyên liệu diễn ra để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng theo tiến độ. Ngoài ra, công ty còn mua nguyên liệu từ những nơi có uy tín nhằm cung cố cho việc sản xuất được tiến hành liên tục, máy móc có thể vận hành hết công suất nếu các trang trại không cung cấp đủ nguyên liệu. 10,408 11,309 11,002 4,491 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Tấn 2010 2011 2012 6T2013 Năm
Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu phòng kế toán
Hình 3.2 Sản lượng tôm nguyên liệu của công ty STAPIXMEX giai đoạn từ 2010 đến 6T2013
Năm 2010, sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến tại công ty đạt 10.408 tấn. Sang năm 2011, công ty thu mua được 11.309 tấn, tăng 901 tấn so với năm 2010. Đến năm 2012 sản lượng tôm nguyên liệu thu mua chỉ đạt 11.020 tấn, giảm khoảng 289 tấn. Nguyên nhân chính là do mấy năm qua, hội chứng EMS/ AHPNS đã lan rộng đến Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, dịch bệnh chết sớm ở tôm này xảy ra ngày càng nhiều đã gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Dịch EMS thường xảy ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả tôm cho dù ao nuôi vừa mới được cải tạo, tỷ lệ tử vong có thể vượt quá 70% tôm trong ao. Tôm bị nhiễm EMS thường rất nhỏ (chết rất sớm) nên không thể đạt kích cỡ để XK. Sản lượng tôm nuôi trồng trong giai đoạn đầu khoảng vài chục ngày đều chết, điều này đã khiến cho người nông trồng bị thất thu từ đó nguồn tôm nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Bên cạnh nguyên nhân trên, phần lớn người nông trồng đã bỏ trống khoảng 30% diện tích đất nuôi trồng, một yếu tố ảnh hưởng không ít đến tình trạng này là chi phí thức ăn nuôi tăng vọt trong những năm trở lại đây trong khi giá nguyên liệu lại không thể tăng theo tương ứng, đã làm cho sản lượng nuôi trồng giảm xuống. Vì vậy, nông dân có xu hướng chuyển đổi từ nghề nuôi tôm sang các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu chế biến trong thời gian sắp tới.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:
- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư: truy xuất đến ao nuôi.
- Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư: truy xuất đến tận ao nuôi.
- Mua từ đại lý thu mua: truy xuất đến vùng nuôi.
Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).
Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư:
Đạt khoảng 750 ha, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ các hoá chất hoặc kháng sinh cấm của bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo qui định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch công ty tiến hành lấy mẫu kiểm các chất kháng sinh cấm 5 – 7 ngày.
Chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được Công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng Công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.
Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư)
Cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm.