Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo sản lượng của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 57 - 61)

7. Kết luận:

4.2.2.1.Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo sản lượng của công ty

công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của phòng kinh doanh

Hình 4.4 Cơ cấu mặt hàng Tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010 - 2012

Trong cơ cấu mặt hàng XK của công ty, thì CPTO là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng tôm XK của công ty hằng năm. Trong năm 2011, tỷ trọng CPTO chiếm 28,47% tăng 0,36 % so với năm 2010. Sang đến năm 2012 chiếm 28,5% tăng 0,03% so với năm 2011 đưa CPTO trở thành mặt hàng XK chủ lực của công ty trong thời điểm hiện nay. Về mặt hàng NBS, đây là nguyên liệu quan trọng để làm ra hai sản phẩm là Tempura và Ebifry và nhận được sự tiêu dùng tích cực tại thì trường Nhật và Mỹ. Đây được xem là loại thực phẩm cần thiết và đặt biệt trong những ngày lễ, tết…. Ngoài ra, trong các thực đơn món ăn của giới công chức luôn có sự hiện diện của Tempura và Ebifry. Do vậy, NBS luôn chiếm tỷ trọng cao về sản lượng và giá trị trong tổng các mặt hàng XK của công ty. Tuy nhiên, trong những

RPTO, 12.47 RPD, 9.57 TEM PURA, 8.03 CPD, 6.93 NBS, 16.43 CPTO, 28.47 EBIFRY, 13.6 KHÁC, 4.5 TEM PUR A, 6.34 EBIFRY, 13.92 RPD, 4.76 RPTO, 19.72 NBS, 17.85 CPTO, 28.11 KHÁC, 4.83 NBS, 5 KHÁC, 5.5 CPD, 8 TEMPUR A, 6.5 RPD, 13.5 EBIFRY, 7.5 CPTO, 28.5 RPTO, 25.5

tỷ trọng theo sản lượng NBS chiếm 16,43% giảm 1,42% so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm mạnh xuống chỉ còn chiếm 5% giảm 11,43% so với năm 2011. Nguyên nhân là do NBS tại nước nhập khẩu, họ đã có khả năng chế biến thành phẩm thay vì nhập khẩu sản phẩm này về nước họ. Mặt hàng Ebifry trong năm 2011 chiếm 13,6% giảm 0,32% tỷ trọng so với năm 2010. Sang đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 7,5% giảm 6,1% so với năm 2011. Còn về Tempura, năm 2011 cơ cấu XK theo sản lượng Tempura chiếm 8,03% tăng 1,69% so với năm 2010. Sang năm 2012 giảm xuống chỉ còn 6,5% giảm 1,5 % so với năm 2011.

Những mặt hàng như RPTO, RPD, CPD trong giai đoạn 2010-2012 có sự thay đổi đáng kể do nhu cầu tiêu dùng ở các nước ngày càng được tăng cao như mặt hàng RPTO, trong năm 2011 cơ cấu XK theo sản lượng RPTO chiếm 12,47% giảm 7,25% so với năm 2010. Sang năm 2012 có chuyển biến tăng nhanh chiếm 25,5% tăng 13,03% so với năm 2011. Còn về RPD trong năm 2011 cơ cấu XK theo sản lượng RPD chiếm 9,57% tăng 4,81% so với năm 2010. Sang năm 2012 chiếm 13,5% tăng thêm 3,93% so với năm 201. Tỷ trọng năm 2011 của RPD chiếm 6,93%, tăng thêm 1,07% trong năm 2012, chiếm 8% cơ cấu XK. Một số mặt hàng khác vẫn giữ mức ổn định trong những năm gần đây.

Giai đoạn 6/2012 - 6/2013

Trong giai đoạn này, cơ cấu mặt hàng tôm theo sản lượng tại công ty có sự xoay chuyển mạnh. Cụ thể, CPTO tăng thêm 8,09% so với cùng kỳ năm trước. còn RPTO giảm xuống 3,95%. Mặt hàng NBS giảm từ 16,44% xuống còn 9,6% trong 6 tháng đầu năm 2013. Về sản phẩm RPD và TEMPURA có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Mặt dù tình hình xuất khẩu sang Nhật trong thời gian này đang trì trệ nhưng nhìn chung, sản lượng và giá trị các sản phẩm XK của công ty vẫn tăng là nhờ vào sự đóng góp đáng kể của hai loại sản phẩm GTGT là Tempura và Ebifry. Nguyên nhân là vì Tempura là sản phẩm được tạo ra với nguyên liệu Nobashi được tẩm bột sao đó đem chiên, gồm 2 loại chiên sơ và chiên chín ăn liền. Còn Ebifry là sản phẩm được tạo ra với nguyên liệu là tôm Nobashi được tẩm bột Panko (một loại bột của Nhật đem xoay nhỏ) với hai màu cam và trắng. Hai sản phẩm này được ưa chuộng nhất ở Nhật và cũng được xuất vào thị trường Mỹ nhưng chủ yếu là bán trong các siêu thị dành cho người Nhật. Tuy dùng chung loại sản phẩm nhưng mỗi thị trường lại có mức yêu cầu khác nhau đối với sản phẩm ví dụ như Mỹ đòi hỏi phải có độ giòn của bột trong sản phẩm, còn Nhật thì ưa chuộng độ dai.

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của phòng kinh doanh

Hình 4.5 Cơ cấu mặt hàng Tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty STAPIMEX giai đoạn 6/2012-6/2013

Trong 3 năm gần đây, Nhật chuyển dần sang mua trực tiếp Tempura và Ebifry nên đã tao sự dịch chuyển phần nào cơ cấu sản phẩm từ NBS sang Tempura và Ebifry. Tuy nhiên, cơ cấu SLXK EBIRY lại giảm hơn 8% so với cùng kì năm 2012. Mặt hàng Tempura tăng nhẹ, thêm khoảng 3,16% trong cơ cấu SLXK. Bên cạnh đó, cơ cấu SLXK măt hàng CPD và một số mặt hàng tôm khác vẫn giữ mức cơ cấu tương đối ổn định.

4.2.2.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

GTXK của các mặt hàng tôm của công ty trong giai đoạn này nhìn chung có sự chuyển biến đáng kể, tuy nhiên, sản phẩm chủ lực CPTO vẫn giữ mức ổn định về giá trị. Bên cạnh đó, mặt hàng NBS, Ebifry, Tempura và một số mặt hàng khác có dấu hiệu không mấy khả quan, do những sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ tại Nhật, do ảnh hưởng bởi rào cản thương mại về chất lượng sản phẩm khiến các sản phẩm này giảm mạnh về tỷ trọng theo giá trị. Điển hình, năm 2010 NBS chiếm18,82% cơ cấu nhưng sang năm 2011 chỉ còn chiếm 14,98% giảm 3,98% so với năm 2010. Và đến năm 2012 tiếp tục giảm mạnh chỉ còn chiếm 5,47% giảm 9,51% so với năm 2011. Mặt hàng EBIFRY năm 2011 tăng lên 14,35% so với 2010 nhưng đến năm 2012 chỉ còn chiếm 7,91 giảm 6,44% so với năm 2011. Tỷ trọng GTXK của Tempura năm 2011 giảm 1,74% so với năm 2012.

6 tháng 2013 RPD, 10.46 EBIFRY, 5.24 TEMPURA, 11.2 NBS , 9.6 OTHERS , 3.5 RPTO, 16.42 CPD, 6.42 CPTO, 37.46 6 Tháng 2012 RPTO, 12.47 TEMPURA, 8.04 CPD, 6.92 OTHER, 4.5 EBIFRY, 13.6 RPD, 9.56 CPTO, 28.47 NBS , 16.44

30.98 30.64 30.67 18.82 14.98 5.47 20.68 13.26 29.32 3.68 8.74 12.33 14.2 14.35 7.91 9.12 7.38 0 4.5 5.2 7.4 3.74 1.4 1.72 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 Năm %

CPTO NBS RPTO RPD EBI FRY Tempura CPD Other

Nguồn theo báo cáo tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của phòng kinh doanh

Hình 4.6 Bảng Cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Ngược lại, sự chuyển dịch trong cơ cấu GTXK cũng nhờ vào sự tăng trưởng tỷ trọng của các sản phẩm như RPTO, RPD, CPD. Cụ thể, trong năm 2011, RPTO chiếm RPTO 14,98%, sau đó tỷ trọng có sự chuyển biến tăng vọt trong năm 2012 chiếm đến 29,32% tăng 16,06% so với năm 2011. GTXK của mặt hàng RPD năm 2011 đạt 8,74%, tăng 5,06% so với năm 2010. Đến năm 2012 RPD chiếm 12,33% tăng lên 3,59% so với năm 2011. Từ năm 2011 đến nay, công ty STAPIMEX mới tiến hành sản xuất thêm một sản phẩm GTGT là tôm sú thịt luộc sơ đông lạnh gọi tắt là CPD. Năm 2011 là năm đầu tiên công ty cho xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường nước ngoài, GTXK của CPD đạt gần 4,47 triệu USD, chiếm 4,5% cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Sang đến năm 2012 tăng lên 5,2% tăng 0,7% so với năm 2011.

Giai đoạn 6/2012-6/2013

Bảng 4.3 Cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu của công ty STAPIMEX giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6T2013

Đơn vị tính %

Sản phẩm Giá trị xuất khẩu

6T2012 6T2013 CPTO 30,64 40,31 NBS 17,99 9,49 RPTO 13,26 17,14 RPD 8,75 9,55 EBIFRY 14,34 5,53 TEMPURA 9,12 12,72 CPD 4,51 4,17 OTHERS 1,39 1,09

Nguồn theo báo cáo tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của phòng Kinh doanh

Cơ cấu sản phẩm theo GTXK hàng hóa của công ty STAPIMEX giai đoạn 2012-2013 có những chuyển biến tăng giảm khá rõ nét. Nhìn chung các mặt hàng chính như CPTO, RPTO, TEMPURA có tỷ trọng GTXK tăng trong giai đoạn này. Cụ thể, tỷ trọng GTXK tăng lên lần lượt là 9,67%; 3,88%; 3,6%. Các mặt hàng tôm như NBS, Ebifry có sự sụt giảm tỷ trọng GTXK so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặt hàng NBS giảm đến 8,5% trong cơ cấu GTXK. Hơn thế nữa, mặt hàng EBIFRY cũng sụt giảm khá mạnh trong giải đoạn này, xấp xỉ gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, RPD và một số sản phẩm khác vẫn giữa mức ổn định về tỷ trọng, nhìn chung thì những sản phẩm này đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 57 - 61)