Đối thủ cạnh tranh quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 90 - 92)

 Trung Quốc: làmột trong những đối thủ mạnh ngành XK thủy sản Việt Nam và STAPIMEX nói riêng, với ý định thôn tính thị trường, Trung Quốc đã ráo riết cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ta trên trường Quốc tế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu để chế biến do phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc trong việc thu mua tôm nguyên liệu. Tại nhiều vùng nuôi tôm chính ở ĐBSCL, nhiều thương lái đang đẩy mạnh thu gom tôm các cỡ với giá cao để xuất sang Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp chế biến tôm lao đao, vì không đủ tôm nguyên liệu đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký.

Được biết, nhu cầu tôm từ Trung Quốc nhiều tháng nay tăng mạnh, do sản lượng tôm của nước này bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ tư của Việt Nam. Song chủ trương của nước ta là khuyến khích xuất khẩu chính ngạch để kiểm soát chất lượng. Trong khi đó, hoạt động "tận thu" của các thương lái trên thị trường lại có tính phá rối. Nhiều DN có nguy cơ mất hợp đồng, hàng ngàn lao động mất việc làm. Quan trọng hơn, việc thu gom ồ ạt của thương lái Trung Quốc khiến người nuôi có thể lơ là về chất lượng, gây ảnh hưởng tới uy tín của tôm xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tình trạng thương lái nước ngoài vào thôn tính, phá hoại thị trường nguyên liệu không chấm dứt, ngành thủy sản không xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất khép kín thì tình trạng này sẽ còn là chướng ngại khó khăn đối với doanh nghiệp. Vì thế, hợp đồng ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp phải cực kỳ chặt chẽ và chính quyền phải là đơn vị đứng ra đảm bảo hiệu lực của hợp đồng đó.

 Thái Lan: Thị trường NK tôm trọng điểm của Việt Nam là Mỹ, Nhật, EU. Tính đến năm 2010, XK tôm Việt Nam nói chung và sang 3 thị trường lớn này nói riêng tăng trưởng rất khả quan với tổng kim ngạch đạt trên 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, chỗ đứng của tôm VN trên các thị trường này có nhiều thay đổi đáng chú ý xét trên mối tương quan với các

nguồn cung cấp khác, cụ thể là Thái Lan. Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu về NK tôm vào Nhật Bản trong thời gian gần đây cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi Việt Nam "tụt hạng" xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn. Từ các số liệu trên chưa đủ để khẳng định chắc chắn các thứ hạng này nhưng nếu xét đến tình hình sản xuất tôm ở trong nước cũng như mục tiêu XK của cả Việt Nam và Thái Lan thì có thể thấy rõ khả năng Thái Lan vượt mặt Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là hoàn toàn có thể. Những năm trước, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc nhưng đến năm 2010 nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam. Điều này cho thấy rõ mục tiêu của Thái Lan là lấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm XK tôm của nước này. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng về sự cạnh tranh khốc liệt này, nhưng với những thuận lợi lớn của Thái Lan, nếu Việt Nam không triệt để tận dụng và phát huy những thế mạnh của mình, Việt Nam có thể tiếp tục "nhường" thị phần cho Thái Lan như đã xảy ra ở thị trường Nhật Bản.

 Ấn Độ: Trong năm tài chính 2012- 2013, XK thủy sản của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. So với cùng kỳ năm trước, khối lượng XK tăng 7,68%, đạt 928.215 tấn. Đông Nam Á là thị trường NK thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng 23% thị phần. EU đứng thứ hai, tiếp theo là Canada, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, và Trung Đông. Trong nhiều năm qua Sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất và XK tôm và các sản phẩm đông lạnh khác đã giúp ngành thủy sản Ấn Độ đạt mức XK cao kỷ lục. Tôm là mặt hàng XK quan trọng nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng 50% tổng thị phần. Vì vậy, diễn biến trên thị trường tôm thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với XK thủy sản của nước này. Mặc dù Ấn Độ hiện vẫn đứng sau Việt Nam về cung cấp tôm cho Canada nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng NK tôm Ấn Độ vào thị trường này, có thể dễ dàng nhận thấy sự mở rộng nhanh chóng thị phần tôm Ấn Độ ở Canada với mặt hàng XK chính là tôm sú nguyên liệu, chiếm trên 60% giá trị XK tôm sang thị trường này. Trong khi đó, sản lượng tôm sú của Việt Nam năm 2011 sụt giảm do dịch bệnh đã là một trong những nguyên nhân dẫn tới XK tôm sang Canada năm vừa qua giảm 0,2% so với năm 2010. Hơn nữa, cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ cũng góp phần làm giảm thị phần của tôm Việt Nam trên thị trường này. Tôm chân trắng đang được nuôi ngày càng rộng rãi tại Ấn Độ và góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh XK tôm của nước này. Năm 2012, dự kiến sản lượng tôm chân

sẽ đẩy mạnh XK tôm sang Trung Quốc do sự cạnh tranh mạnh từ các nước sản xuất tôm khác trên các thị trường lớn. Như vậy, XK tôm của Việt Nam năm nay sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với tôm Ấn Độ trên nhiều thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, Nhật Bản, EU và cả Canada.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)