b. Đối thủ cạnh tranh trong nước
6.2.2. Đối với xí nghiệp
Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm chính sách phát triển thương mại, để kịp thời theo dõi diễn biến tình hình các thị trường, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu, giúp việc quản lý năng động, linh hoạt với những thay đổi của môi trường.
Trong tuyển dụng nhân sự, nên ưu tiên chọn các nhân viên có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nhân sự. Có chính sách đãi ngộ nhân tài, khuyến khích, khen thưởng, quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của nhân viên, người lao động trong xí nghiệp hợp lý để tạo động lực cho các nhân viên làm việc tích cực hơn, tạo điều kiện để công nhân phát huy sở trường trong công việc và cống hiến nhiều hơn cho xí nghiệp.
Tăng cường thu thập ý kiến, cập nhật thông tin khách hàng, khảo sát thị trường để có biện pháp, chiến lược đầu tư, kinh doanh phù hợp, thích đáng hơn vào thị trường nội địa, nhằm mang lại lợi nhuận và đề phòng rủi ro từ các thị trường xuất khẩu. Biến thị trường nội địa thành hậu phương vững chắc trong việc xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Định hướng rõ thị trường xuất khẩu chủ lực để có chiến lược thích hợp với thị trường đó.
Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm bằng nhiều hình thức liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức cung ứng lương thực ở các thị trường lớn.
Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp, chủ động ký kết hợp đồng thu mua với nông dân, thương lái vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.
Bên cạnh đó, xuất khẩu phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài. Xí nghiệp cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Đồng thời, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, xây dựng mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, qua đó để nâng cao chất lượng sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Phan Thị Ngọc Khuyên (2009). “Giáo trình Kinh tế Đối Ngoại”, lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (2005). “ Thị trường xuất – nhập khẩu thủy sản”, NXB Thống kê
3. Đỗ Hữu Vinh (2006). “Marketing Xuất Nhập Khẩu”, Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/ 5. Tổng cục Thủy sản: http://www.fistenet.gov.vn/
6. Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN: http://www.vasep.com.vn/ 7. Tạp chí Thương mại thủy sản: http://vietfish.org/home.htm
8. Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX: www.stapimex.com. 9. Tài nguyên Giáo dục mở Việt Nam, 2010. Khái quát thị trường xuất khẩu thủy sản tại Mỹ của Việt Nam. <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai- quat-thi-truong-xuat-khau-thuy-san-tai-my-cua-viet-nam.html> [ Truy cập: ngày 20 tháng 10 năm 2013]
10.Tạp chí tài chính, 2013. Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2012. <http://www.tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke- tai-chinh/Tong-quan-tinh-hinh-xuat-khau-thuy-san-cua-Viet-Nam-trong-nam-
2012/26019.tctc>. [ Truy cập: ngày 20 tháng 10 năm 2013].
11.Thủy sản Việt Nam, 2013. Ngành tôm năm 2012 và 5 vấn đề nổi nhất
<http://www.thuysanvietnam.com.vn/nganh-tom-nam-2012-5-van-de-noi-
nhat-article-3905.tsvn> . [ Truy cập: ngày 10 tháng 10 năm 2013].
12.Tổng cục thủy sản, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 <http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong- ke/thong-ke-1/bao-cao-tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-6-thang-111au-nam-
2013/>. [ Truy cập: ngày 10 tháng 10 năm 2013].
13.Tổng cục thủy sản, 2013. Một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. < http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/b- nuoi-trong/mot-so-giai-phap-phong-chong-dich-benh-trong-nuoi-trong-thuy- san> [ Truy cập: ngày 23 tháng 11 năm 2013].
PHỤ LỤC 1
ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN KIM NGẠCH
Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động chính của hai nhân tố sản lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu, khi sản lượng và đơn giá xuất khẩu tăng sẽ làm cho doanh thu xuất khẩu tăng và ngược lại.
Ta có công thức tính: Kim ngạch xuất khẩu = sản lượng x đơn giá bình quân
Đối tượng phân tích là sự thay đổi KNXK tôm qua các năm. Gọi Ki là tổng KNXK tôm năm thứ i
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng KNXK lần lượt là Qi và Pi
Trong đó: Qi là tổng sản lượng xuất khẩu tôm năm thứ i (tấn) Pi là đơn giá xuất khẩu tôm năm thứ i (nghìn USD/tấn) Chỉ tiêu phân tích là Ki = Qi x Pi
Chỉ tiêu kỳ kế hoạch là Ki-1 = Qi-1 x Pi-1
K = Ki – Ki-1 là đối tượng cần phân tích =>K = Qi x Pi – Qi-1 x Pi- 1
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Thay thế nhân tố Q: Qi-1 x Pi-1 được thay thế bằng Qi x Pi-1
Mức độ ảnh hưởng: Q = Qi x Pi-1 – Qi-1 x Pi-1 = (Qi – Qi-1) x Pi-1
- Thay thế nhân tố P: Qi x Pi-1 được thay bằng Qi x Pi
Mức độ ảnh hưởng: P = Qi x Pi – Qi x Pi-1 = (Pi – Pi-1) x Qi
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q + P = K
Bảng Tổng hợp sản lượng và đơn giá xuất khẩu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012.
Năm Qi
(tấn)
Pi
(1.000 USD) Qi – Qi-1 Pi – Pi-1 Q P Q +P
2010 7.295 10,44 - - - - -
2011 8.333 11,86 1037 1,42 10.828 11.832 22.660
2012 9.284 11,27 951 (0,59) 11.279 (5.477) 5.801
Bảng Tổng hợp sản lượng và đơn giá xuất khẩu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX giai đoạn 6T2012 – 6T2013.
Năm Qi (tấn)
Pi
(1.000 USD) Qi – Qi-1 Pi – Pi-1 Q P Q +P
2012 4.131 11,83 - - - - -
2013 3.448 12,2 (683) 0,37 (80.800) 1.276 (6.804)