Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 42)

7. Kết luận:

3.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 3.1 Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính : triệu đồng

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của công ty STAPIMEX

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV): bao gồm doanh thu trong hoạt động XK và nội địa. Nhìn chung, sự phát triển của công ty ảnh hưởng bởi chuyển biến chung của tình hình XK thủy sản trong nước, DTBH&CCDV của STAPIMEX trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có sự biến động khá rõ nét. Từ năm 2010 đến nay, công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu do thường có nhiều trường hợp bán hàng bị trả lại vì Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Giá trị % Giá trị % Doanh thu (DT) bán hàng và cung cấp dịch vụ (DV) 1.577.331 2.088.538 2.234.856 511.207 32,41 146.318 7,01 Các khoảng giảm trừ DT 13.360 35.144 39.610 21784 163,05 (31.183) (88,73) DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 1.563.971 2.053.394 2.195.246 489.423 31,29 141.852 6,91 Giá vốn hàng bán 1.479.602 1.949.020 2.070.114 469.418 31,73 121.094 6,21 Lợi nhuận (LN) gộp về bán hàng và cung cấp DV 84.369 104.374 125.132 20.005 23,71 20.758 19,89 DT hoạt động tài chính 34.725 56.944 18.152 22.219 63,99 (38.792) (68,12) Chi phí tài chính 14.007 47.205 29.485 33.198 237,01 (17.720) (37,54) Chi phí bán hang 64.163 74.306 84.015 10.143 15,81 9.709 13,07 Chi phí quản lý 15.813 14.312 14.935 (1.501) (9,49) 623 4,35 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 25.111 25.495 14.849 384 1,53 (10.646) (41,76) Thu nhập khác 817 280 917 (537) (65,73) 637 227,5 Chi phí khác 96 198 277 102 106,25 79 39,9 LN khác 721 82 640 (639) (88,63) 558 680,49 Tổng LN kế toán trước thuế 25.832 25.577 15.489 (255) (0,99) (10.088) (39,44) Thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 1.116 623 550 (493) (4,18) (73) (11,72) LN sau thuế thu

không đám ứng yêu cầu của khách hàng về bao bì sản phẩm, và công ty phải bỏ thêm chi phí gia công lại bao bì. Các khoản giảm trừ liên tục tăng trong giai đoạn này, khoản giảm trừ chỉ ở con số 13.360 triệu đồng vào năm 2010, nhưng đến năm 2011, lại tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, khoản giảm trừ lại tăng thêm 4.466 triệu đồng làm cho khoản giảm trừ lên đến 39.610 triệu đồng. Tuy các khoản giảm trừ doanh thu chỉ chiếm khoảng từ 0,84% - 1,7% so với DTBH&CCDV trong giai đoạn này nhưng về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do vậy, công ty cần xem xét để có những biện pháp khắc phục những khó khăn này.

Cho đến nay, tổng doanh thu của Công ty đều tăng dần từ 2010-2012 và dự tính đến hết năm 2013. Nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng đi ngược chiều, do chi phí sản xuất, và các chi phí phát sinh càng ngày càng tăng cao với mức độ tăng cao hơn mức tăng doanh thu.

1,599,513 2,214,315 2,110,618 14,939 24,716 24,954 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2010 2011 2012 Năm Triệu đồng 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Hình 3.6 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012.

Nhìn chung, doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2010, tình hình XK của công ty được xem là có hiệu quả hơn năm 2009 với tổng doanh thu đạt 1.599.513 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như tác động lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu bị giảm, đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá ở Mỹ… thì kết quả mà công ty đạt được năm 2010 là một điểm mốc đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp. Đến năm 2011 doanh thu của công ty đạt 2.110.618 triệu đồng, tăng đến 31,95% tương

đương tăng lên 511.105 triệu đồng so với năm 2010. Đây cũng là năm ghi nhận dấu ấn tăng trưởng rõ nét của STAPIMEX trên con đường phát triển, thể hiện sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2012, tổng doanh thu tiếp tục tăng thêm 4,91% tương đương 103.697 triệu đồng đã nâng tổng doanh thu 2012 lên đến 2.214.315 triệu đồng. Sự gia tăng doanh thu giai đoạn này chủ yếu dựa vào hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với hoạt động kinh doanh tài chính của Công ty.

Lợi nhuận sau thuế: Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức 24.714 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thêm 0.96% so với năm 2010 tương đương 238 triệu đồng. Đến năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm trầm trọng chỉ còn 14.939 triệu đồng, mức giảm so với năm 2011 là gần 60% tương đương 10 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đã làm cho thị trường thủy sản những năm gần đây không ổn định đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, thị trường những năm gần đây cũng gặp không ít khó khăn như chí phí lãi vay tăng cao, tín dụng thắt chặt. Năm 2011 chi phí lãi vay của công ty tăng hơn 50% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí tài chính có giảm nhưng do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên cũng không bù đắp được nhiều. Song song đó là việc không còn những chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn đầu tư tăng. Nền kinh tế khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản đặc biệt là tôm ở các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU… đều giảm đáng kể, các đơn đặt hàng gửi đến công ty đều kém hơn so với mọi năm. Đồng thời, giá nguyên liệu bấp bênh, thời tiết không thuận lợi và tình hình dịch bệnh lan rộng vào những tháng cuối năm cũng góp phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.2 So sánh mức tăng doanh thu và chi phí của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010 -2012

Đơn vị tính:%

Nguồn: Tổng hợp dựa vào bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Nguyên nhân làm cho chi phí tăng là ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng cao hơn vào năm 2011, do sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể, năm 2011, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 1.949.020 tăng

Tốc độ tăng 2011 so với 2010 2012 so với 2011

Doanh thu 32 5

31,73% tương đương 469.418 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán lại tiếp tục tăng lên 121.094 triệu nâng giá vốn lên đến 2.070.114 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí bao bì, nhân công, điện và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu năm 2012 do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng. Hơn thế nữa, tình trạng ethoxyquin và vi sinh xảy ra ở hai thị trường chính là Nhật và Mỹ ngay mùa vụ chính tôm, gây gián đoạn, đình trệ trong quan hệ mua bán, giao dịch và ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch của công ty. Ngoài ra, chi phí xử lý, khắc phục sự cố kháng sinh, ethoxyquin, vi sinh tại các thị trường trên rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của Công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu tăng cao song lợi nhuận lại giảm mạnh. Do đó trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì Công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển Công ty.

3.2.3 Định hướng kế hoạch phát triển của công ty thời gian tới

Trong những năm tới, công ty sẽ tăng cường củng cố mạng lưới thu mua nguyên liệu, quy hoạch và mở rộng nhiều vùng nuôi cho công ty nhằm đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến thông qua những mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, liên kết với các trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Về chất lượng sản phẩm, công ty phải tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đã đạt được như: HACCP, BRC, ISO 9001:2000, tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của Công ty. Đồng thời, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, các nhà nhập khẩu về sản phẩm GTGT có giá trị dinh dưỡng cao. Tăng công suất sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất các mặt hang GTGT, tăng doanh số và kim ngạch XK. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh

và từng bước nâng cao doanh số, thị phần XK và thị phần trong nước, nâng cao vị thế của Công ty trong ngành.

Hơn thế nữa, Công ty phải ra sức tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các đối tác tiềm năng, mở rộng thị trường XK của Công ty, từng bước giới thiệu sản phẩm của công ty sang các nước lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ… Đẩy mạnh hoạt động marketing và đội ngũ quản lý bán hàng, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm kết hợp chuyên môn hóa trong từng mặt hàng. Thực hiên tốt các chiến lược mở rộng và thâm nhập thị trường trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hoạt động như: hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm… Ngoài ra, viêc duy trì tài chính lành mạnh và ổn định, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh; tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một định hướng không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Huy động vốn trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh dự trữ hàng, nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư thêm các máy móc trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại và một số phương tiện vận tải. Về công nhân viên, tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và sắp xếp đúng công việc với trình độ của nhân viên. Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực cho nhân viên nhằm thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực cho người lao động. Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập người lao động. Mở rộng sản xuất, tạo cơ hội, thu hút và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương, cố gắng tạo điều kiện tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

Mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty

Mục tiêu của công ty là huy động vốn hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống của người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

Mục tiêu ngắn hạn

Tập trung nổ lực duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua tình hình suy thoái và khắt khe của thị trường tiêu thụ và tình trạng khan hiếm, bất ổn định của nguyên liệu. Đồng thời tiếp tục cải tiến, đổi mới thiết bị

nhà xưởng, phương thức quản lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng ca năng suất và duy trì hiệu quả doanh nghiệp.

Chỉ tiêu cụ thể năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng chế biến thành phẩm: 10.800 tấn. Kim ngạch xuất khẩu: 87 triệu USD.

Lợi nhuận: 20 tỷ đồng.

Cổ tức dự kiến: 20%

Mục tiêu dài hạn:

Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời cho chế biến XK.

Cùng với việc mở rộng và nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm đông lạnh.

Công ty niêm yết cổ phiếu công ty tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM để huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2010-2013

4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI

ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Thời gian sau khi Việt Nam giai nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam dần dần được phát triển trên mọi phương diện. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trông thấy. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012, đã có nhiều nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ của nền kinh tế thủy sản Viêt Nam khiến tốc để tăng giảm không đồng đều qua các năm.

2.86 2.89 6.09 6.12 5.03 0 1 2 3 4 5 6 7 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Tỷ USD

Nguồn: Theo Tổng cục Hải Quan

Hình 4.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010-2012

Trong năm 2010 XK thủy sản của Việt Nam năm 2010 có kết quả khả quan hơn nhiều so với 2009, với 1.353 triệu tấn, trị giá 5.033 tỷ USD. Các DN xuất khẩu thủy sản đã chủ động được nguồn hàng nên đã đảm bảo được lượng sản phẩm đầu ra tốt hơn, ký nhiều hợp đồng và xuất được nhiều chuyến hàng hơn. Bên cạnh đó, các DN cũng đẩy mạnh phát triển sang các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc và Trung Quốc, và không để phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống EU.

Năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam có bước tăng trưởng đáng kể, vượt chỉ tiêu đề ra và tiếp tục đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước. Do năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2011

– 2020 nên việc KNXK đạt 6,117 tỷ USD, vượt 5,3% so với kế hoạch đã đề ra và tăng 21,7% so với 2010 báo hiệu sự khai màn đầy triển vọng. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 5,2 triệu tấn, tăng 1,4%, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng 7,8% so với kế hoạch). Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường thế giới tăng cao nên số lượng hợp đồng XK của các DN cũng được duy trì ổn định với mức giá trung bình tương đối cao hơn nhiều so với 2010, điển hình như tôm và cá tra.

Đến năm 2012 kim ngạch thủy sản đạt 6,09 tỷ USD, giảm 0,4 % (tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011. Mặc dù sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng nhưng NK thủy sản trong giai đoạn này lại có xu hướng gia tăng do nguồn cung trong nước không ổn định.

Năm 2013, kim ngạch XK thủy sản năm nay dự tính giảm 1,5 – 2 % so với năm 2012. Trong kế hoạch đã đề ra vào năm 2012 kim ngạch XK thủy sản phải phấn đấu đạt được mức 6,5 tỷ USD song mục tiêu này đã không đạt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 42)