Phương thức thanh toán xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 63 - 64)

7. Kết luận:

4.2.4.Phương thức thanh toán xuất khẩu

D/A, 5% T/T , 3%

D/P , 22%

L/C , 70%

Nguồn theo báo cáo của phòng Kinh doanh – Công ty STAPIMEX

Hình 4.7 Cơ cấu phương thức thanh toán xuất khẩu của công ty STAPIMEX hiện nay.

Trong cơ cấu phương thức thanh toán XK thì phương thức thanh toán L/C là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất gần 70% trong hoạt động thanh toán XK của công ty, T/T chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 3% và đến nay phương thức này đã không còn được sử dụng nhiều nguyên nhân là phương thức này là vì mặc dù có thủ tục khá đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhưng ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí mà không có ràng buộc gì nên việc có thanh toán tiền hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí người mua và những thỏa thuận về mốc thời gian giá trị thanh toán. Chính vì vậy mà có thể xảy ra trường hợp sau khi nhận hàng, đối tác lại không chi trả chi phí mua hàng. Nhận thức được mức độ rủi ro là rất cao nên về phía công ty STAPIMEX đã hạn chế áp dụng hình thức này.

Với phương thức XK L/C đã được công ty áp dụng chủ yếu trong hoạt động XK vì L/C là phương thức thanh toán an toàn nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế bởi nó đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua, tuy nhiên đây là phương thức tốn kém nhiều chi phí, vì vậy mà chỉ được

hay những hợp đồng có giá trị cả triệu USD hoặc áp dụng với những khách hàng mà Công ty mới lần đầu giao dịch mua bán nhưng với số lượng đặt hàng không nhỏ. Tuy nhiên, khi công ty sử dụng phương thức này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro từ quá trình kiểm tra thư tín dụng hay quá trình lập chứng từ gửi hàng, cũng có thể mắc phải các sai sót trong quá trình giao hàng hoặc việc ngân hàng mở L/C không đảm bảo đủ hoặc mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để đảm bao được mức độ tin cậy khi sử dụng phương thức này, công ty cần phải đưa ra những bộ phận xử lý và tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ một cách bài bản để giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra.

Về hai phương thức mà công ty cũng hay áp dụng cho một số ít hợp đồng xuất khẩu là phương thức nhờ thu trả tiền chậm (D/A) chiếm khoảng 5%, và nhờ thu trả tiền ngay D/P chiếm khoảng 22% hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, công ty áp dụng phương thức nhờ thu trả tiền ngay (D/P) nhiều hơn so với nhờ thu trả tiền chậm (D/A), bởi rủi ro khi sử dụng phương thức D/A là cao hơn so với D/P. Xét kỹ về phương thức D/A việc trả chi phí mua hàng hoàn toàn phụ thuộc vào người mua nên có thể xảy ra trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán khi hàng hóa đã giao hoặc ký nhận hối phiếu nhưng lại kéo dài quá lâu việc thanh toán chi phí mua hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 63 - 64)