7. Kết luận:
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê, tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu và số liệu của công ty, sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận.
Phương pháp phân tích ma trận: SWOT dựa trên cơ sở những điểm mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và các yếu tố thuận lợi và bất lợi từ bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động. Từ đó, có thể có đề ra chiến lược hợp lí cho công ty trong hoạt động xuất khẩu.
Phương pháp so sánh: Đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả kinh doanh XK trong những trường hợp đặt biệt có thể so sánh những chỉ tiêu để phản ánh những hiên tượng kinh tế khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Khái niệm về các phương pháp phân tích:
Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Được sử dụng để xem xét các chỉ tiêu dựa trên việc so sánh các số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này là để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.
Điều kiện thực hiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian.
Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và đồng nhất trên cả 3 mặt:
- Cùng phản ảnh nội dung kinh tế. - Cùng một phương pháp tính toán. - Cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty, trong cùng mặt hàng xuất khẩu.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là phương pháp xác định mức chệch lệch, mức tăng hay giảm một con số tuyệt đối của chỉ tiêu so sánh của kỳ phân tích so với kỳ gốc, cho biết quy mô và số lượng của xu hướng phát triển.
Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y0: Chỉ tiêu kỳ phân tích.
ΔY : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Dùng cách tính số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.
100 0 0 1 Y Y Y Y Trong đó: Y0 : Chỉ tiêu kỳ gốc. Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.
ΔY : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Đồng thời kết hợp với: Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
Sử dụng phương pháp thống kê, tập hợp số liệu và phương pháp phân tích để phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty và dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu.
Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp mà các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối kết hợp với phương pháp đồ thị và biểu đồ như đề cập ở trên để phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tôm đông lạnh của công ty cổ phần thủy sản STAPIMEX trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2013. Từ đó dùng phương pháp và phân tích SWOT cùng với áp dụng lý luận và kiến thức thực tiễn để nói lên ưu thế cũng như khó khăn của công ty khi gia nhập xuất khẩu vào thị trường này.
Cách phân tích ma trận SWOT:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức. 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5. Kế hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi ra kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp.
7. Kết hợp điểm mạnh bên tròn với mối de dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lươc WT vào ô thích hơp.
MA TRẬN SWOT
Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không phải quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều phải được lựa chọn.
SWOT O : Opportunities T: Threats
S: Strengths Các chiến lược SO Các chiến lược ST W: weaknesses
Dùng phương pháp lý luận và kiến thức thực tiễn kết hợp với kết quả phân tích ở mục tiêu trên, đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX