Thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 66 - 79)

7. Kết luận:

4.2.5.1.Thị trường Mỹ

Về tình hình kinh tế: Mỹ là nước có nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới hiện nay. Nền kinh tế Mỹ đa phần được phân loại là nền kinh tế dịch vụ. Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới chiếm 1/5 sản lượng của thế giới. Trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới thì Mỹ đã có 139 công ty được nêu tên, gần như là gấp đôi so với bất kỳ quốc gia nào khác. Khoảng 60% dự trữ tiền tệ trên toàn cầu đã được đầu tư vào đồng đô la Mỹ. Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tổng số tiền đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Mỹ gần 2,4 nghìn tỷ USD và Mỹ đầu tư ở nước ngoài với số tiền tổng cộng hơn 3,3 nghìn tỷ USD. Mặt khác, Mỹ là thị trường NK thủy sản lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản và hầu hết là các mặt hàng tôm đông lạnh với mức tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn/năm. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã vượt Nhật Bản trở thành nước NK tôm lớn nhất thế giới với nhiều loại sản phẩm tôm chế biến khác nhau, như tôm khai thác tự nhiên hoặc ao nuôi, tôm nguyên liệu hoặc tôm chế biến GTGT…

Về thị hiếu tiêu dùng: Sức tiêu dùng của người Mỹ rất cao, theo nghiên cứu trung bình mỗi năm, một công dân Mỹ tiêu dùng khoảng 8-9kg thủy sản. Với xu hướng chuyển sang sử dụng mặt hàng thủy sản làm bữa ăn chính cho gia đình với sự tin tưởng hàng thủy sản có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe đã làm cho mức tiêu dùng ở thị trường này sẽ có tốc độ tăng dần lên trong những năm sắp tới. Ngoài ra, người Mỹ cũng có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm đã tinh chế chất lượng cao và họ sẳn sàng chấp nhận mua với giá cao với các mặt hàng có GTGT cao. Đặc biệt, người tiêu dùng Mỹ cũng quan tâm đến sản phẩm thủy sản thuộc loại sinh học, cùng một loại sản phẩm, cùng chất lượng nhưng có dán nhãn sinh học thì được bán với mức giá cao hơn.

Về quy định chất lượng sản phẩm nhập khẩu: Thị trường Mỹ có yêu cầu khá chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thủy sản NK. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hàng thủy sản xem có phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng đã quy định không. Ngoài ra, hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải phù hợp với hệ thống HACCP. Dựa trên hoạt động kiểm tra sản phẩm ngay tại hiện trường xem các lô hàng có phù hợp với hệ thống HACCP hay không hoặc kiểm tra tại hiện trường các nhà nhập khẩu, đảm bảo sản phẩm đến từ những nhà cung cấp có kế hoạch thực hiện HACCP, với điều kiện bản kế hoạch đó đã được FDA thông qua. Ngoài ra, hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ còn phải chịu sự kiểm soát của cơ quan dịch vụ sinh vật biển MFS của bộ thương mai Mỹ. Thêm vào đó, Mỹ còn áp dụng nhiều quy định khắt khe liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường.

2,440 2,424 5,331 3,205 3,557 28,840 30,603 62,609 43,148 38,464 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Nghìn USD 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Sản lượng Giá trị xuất khẩu

Nguồn theo báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của phòng Kế toán - STAPIMEX

Hình 4.8 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty STAPIMEX giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

Kim ngạch XK thủy sản của STAPIMEX vào thị trường Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ cao. Năm 2010, kim ngạch XK của Stapimex đạt được 38.463,57 nghìn USD với sản lượng XK sang Mỹ vào thời điểm này là 3.205,12 tấn. Đến năm 2011, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 3.557 tấn thủy sản tăng gần 11% tương đương khoảng 352 tấn nâng kim ngạch XK của Công ty lên đến 43.147,83 nghìn USD, tăng gần 4.684 nghìn USD, tăng khoảng 12,17% so với năm 2010. Với mức sản lượng và kim ngạch này, Mỹ đã trở thành thị trường XK lớn nhất của STAPIMEX, XK tôm sang thị trường

tổng sản lượng xuất khẩu năm 2011, nâng con số lên đến 5.331,34 tấn trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng với tốc độ khá cao khoảng 45% so với năm trước tương đương 19.460,94 nghìn USD. Trong năm nay phải được gọi là năm xuất khẩu sang Mỹ, bởi chỉ mới 6 tháng đầu năm nay mà Mỹ đã chiếm hơn 70% tỷ trọng GTXK trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. SLXK sang thị trường này đạt 2.440 tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ năm ngoái nâng GTXK lên đến 30.603 nghìn USD tăng 1.703 nghìn USD so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chính có sự thay đổi vượt trội này là do sự chuyển dịch cơ cấu hoạt động của công ty với tiêu chí Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực, nên công ty đã ra sức tìm kiếm hàng hàng và đối tác xuất khẩu một cách triệt để, cùng với việc Mỹ vừa được gỡ bỏ thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá sẽ khiến xuất khẩu tôm của doanh nghiệp vào thị trường này thêm rộng mở.

4.2.5.2 Thị trường Nhật

Tình hình kinh tế: Nhật Bản ngày nay có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ với năng suất và kỹ thuật tiên tiến. Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” cho đến những năm đầu 1970. Hiện nay, Nhật Bản đang thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế để tìm cách thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài trong tương lai, với truyền thống cần cù, sáng tạo của người Nhật và tiềm lực về khoa học công nghệ, tài chính hùng mạnh, nhiều người cho rằng kinh tế Nhật sẽ phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu cho kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Với tiềm năng phát triển vượt bật của quốc gia này, thì việc xuất khẩu sang Nhật Bản là một hướng đi đúng đắn đối với nước ta, cũng như STAPIMEX.

Nhu cầu tiêu dùng: Nhật Bản là nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới. Theo FAO, trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệu người thì lượng cung cấp các loại hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản là 56,9kg/người/năm, cao nhất thế giới. Hơn nữa, Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. Tuy nhiên, với tác động của tỷ lệ sinh giảm và một xã hội cao tuổi, tiêu dùng nội địa cũng như nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đều có xu hướng giảm, các yếu tố đóng góp vào sự sụt giảm như chế độ ăn uống theo xu hướng phương Tây hóa, thời gian ít hơn dành cho việc nấu ăn và giá hàng thủy sản tương đối cao hơn so với giá các loại thịt. Đối với các loại thủy sản mà người tiêu dùng mua, thủy sản tươi sống có thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 60%.

Chất lượng sản phẩm: Nhật bản rất quan tâm đến ATVSTP rất nhạy cảm với đồ ăn do họ thường dùng thức ăn tươi hơn các nước khác. Các sản phẩm nhập khẩu muốn được lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải qua kiểm duyệt chặt chẽ theo luật vệ sinh thực phẩm. Mặt hàng tôm vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam XK sang thị trường Nhật Bản. Nhật Bản không phải là một thị trường khó tính những cũng có những quy định liên quan đến chất lượng thủy sản nhập khẩu và Nhật Bản. Sản phẩm thủy sản phải được thanh tra theo các hạng mục sau: nhãn hiệu, cảm quan về màu sắc, độ bong, mùi vị, kiểm tra về nấm mốc, kiểm tra bao bì và container chứa đựng. Các loại thực phẩm chế biến sang Nhật cần tuân thủ theo các quy định ATVSTP và phải có biện pháp nhằm đánh giá các loại và chi tiết về thành phần thực phẩm, và kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm... Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được áp dụng trong trường hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản. 2,568 628 146 2,983 1,287 24,880 1,451 7,292 35,104 13,232 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Ngàn USD 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 Sản lượng Giá trị xuất khẩu

Nguồn theo báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa phòng Kế toán- công ty STAPIMEX

Hình 4.9 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản STAPIMEX sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010- 6T2013

Biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2012, SLXK và GTXK mặt hàng thủy sản đặt biệt là mặt hàng tôm của công ty STAPIMEX có sự tăng giảm không đồng đều. Nhìn chung, tình hình XK sang Nhật đang thực sự không khả quan. Cụ thể, năm 2010 SLXK thủy sản và GTXK mà công ty đạt được lần lượt là 2.567,72 tấn và 25.880,33 nghìn USD. Đến năm 2011, sản lượng XK và giá trị XK sang Nhật tăng rất mạnh, cụ thể, sản lượng XK tăng lên 16% tương đương 415,57 tấn về GTXK cũng có tốc độc tăng bất ngờ, công ty đã đạt được 35.104,31 nghìn USD, tăng hơn 40% tương đương

sang Nhật gặp nhiều thuận lợi, tình hình kinh doanh của công ty có sự phát triển rõ nét. Nhưng bước sang năm 2012, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình XK sang thị trường này. Đặt biệt từ giữa tháng 5.2012, sau khi Nhật Bản có quyết định kiểm tra Ethoxyquin trong tôm của Việt Nam, tình hình XK của công ty sụt giảm nghiêm trọng liên tiếp trong các tháng 8, 9 và 10. Tuy nhiên, Nhật là một trong số những thị trường quan trọng nhất của công ty nên trong những năm qua, nên STAPIMEX đã đề ra những chiến lược cùng chính sách để vượt qua và giải quyết khó khăn này, STAPIMEX luôn phải tăng cường hoạt động kiểm nghiệm kháng sinh để giảm tối đa mức độ tổn thất về phía công ty, mặc dù vậy sản lượng XK năm 2012 vẫn giảm xuống còn 1.287 tấn, với tốc độ giảm xuống gần 70% so với năm 2011, sản lượng giảm lên đến 1.696 tấn, còn về GTXK, từ con số GTXK cao ngất ngưỡng nhưng đúng trước tình trạng dư lượng Ethoxyquin tăng cao, đã giảm xuống chỉ còn 13.231,53 nghìn USD, giảm gấp 2,6 lần so với năm 2011.

Hiện nay thị trường này lại có những quy định quá khắt khe đối với Ethoxyquin trong tôm với mức MRL (dư lượng thuốc trừ sâu) cho phép chỉ 0,01 ppm, nên XK tôm Việt Nam sang thị trường này sẽ giảm mạnh nếu không sớm có những giải pháp tháo gỡ rào cản Ethoxyquin trong thời gian tới. Chỉ mới 6 tháng đầu năm nay, vị trí của thị trường Nhật trong top thị trường XK đã tuột dốc nặng nề, SLXK chỉ còn 146 tấn hạ GTXK xuống còn 1.451 nghìn USD giảm 5.841 nghìn USD so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù các kế hoạch để ra để giảm thiểu dư lượng kháng sinh Ethoxyquin trong tôm nhưng nhìn chung, việc thực hiện kiểm tra dư lượng này là vô cùng tốn kém bởi mỗi lô hàng tôm đang được cả DN và đại diện nhà nhập khẩu kiểm nghiệm kháng sinh ít nhất 6 lần bao gồm: kiểm tôm dưới ao trước khi thu hoạch, kiểm tôm nguyên liệu khi về đến nhà máy chế biến, kiểm bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất, kiểm thành phẩm tại phòng kiểm nghiệm của DN (tự kiểm), kiểm thành phẩm gửi (dạng dịch vụ), kiểm thành phẩm (kiểm cảm quan) bởi đại diện nhà nhập khẩu. Một DN thủy sản quy mô vừa và nhỏ phải chi từ 5 - 10 tỉ đồng cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mặc dù gặp khó khăn lớn tại thì trường này, nhưng công ty vẫn mong muốn phát triển thị phần bởi thị trường Nhật Bản là một thị trường có nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao, Nhật Bản luôn hứa hẹn là một thị trường tiềm năng lớn cho công ty phát triển và đứng vững trong thời gian tới, nắm được mục tiêu đó, công ty STAPIMEX cần phải có những biện pháp hết sức cấp bách, đồng thời không ngừng tăng cường XK các mặt hàng khác mà công ty có nhiều tiềm năng, doanh nghiệp phải có kế hoạch đa dạng hóa thị trường và

sản phẩm, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng để cải thiện vị trí của mình trên thị trường Nhật Bản.

4.2.5.3 Thị trường Canađa

Hơn một thập kỷ qua, Canađa luôn có tên trong số 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam. XK tôm sang thị trường này mặc dù không tăng trưởng mạnh và liên tục nhưng Canađa được coi là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng tôm Việt Nam do vị trí nằm sát với nước Mỹ và người dân ở đây có mức sống cao.

Xu hướng tiêu dùng thủy sản: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ thủy sản của cư dân Canađa thấp hơn so với các nước châu Âu như Anh, Tây Ban Nha và Pháp, nhưng vẫn khá cao so với một số nước châu Mỹ. Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của nước này liên tục giảm do sản lượng khai thác giảm. Tính đến năm 2010, mức tiêu thụ thủy sản mỗi năm là 7,32kg/người. Dự báo, trong thời gian tới, tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người của Canađa sẽ tăng vì người tiêu dùng Canađa quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Họ nhận thấy thủy sản là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cung cấp nhiều dinh dưỡng. Theo báo cáo của CAIA, 77% người dân Canađa ăn thủy sản 1-5 lần/tháng, trong đó có tới 15% ăn 6-10 lần/ tháng. Tại Canađa, thủy sản tươi và đông lạnh thường có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên với tính tiện dụng cao, thủy sản chế biến cũng được người tiêu dùng rất ưa thích, nhất là tôm chế biến và tôm đông lạnh. Các món ăn chế biến từ tôm xuất hiện ngày càng nhiều trong các thực đơn nhà hàng. Người dân Canađa ưa chuộng tôm đông lạnh NK do hình thức và kích cỡ đa dạng. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm GTGT cũng đang tăng lên.

Chất lượng sản phẩm nhập khẩu: Đối với người tiêu dùng Canađa, dinh dưỡng, độ an toàn, tính tiện lợi và tính bền vững là những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng thủy sản. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao. Thủy sản NK vào Canađa phải đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP của Canađa do Cục Kiểm dịch Thực phẩm Canađa (CFIA) cấp phép và phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP. Vì vậy, để đẩy mạnh XK thủy sản sang thị trường tiềm năng này, các nhà XK không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh mà cần có chiến lược tiếp thị bài bản, đặc biệt lưu ý đến nhãn mác, thời gian và điều kiện giao hàng, khả năng cung ứng và giá.

587 815 344 405 964 6,750 4,433 5,661 11,184 11,493 0 200 400 600 800 1000 1200 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Nghìn USD 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00

Tấn Sản lượng Giá trị xuất khẩu

Nguồn: theo báo cáo xuất khẩu hàng hóa của phòng kế toán – công ty STAPIMEX

Hình 4.10 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản STAPIMEX sang thị trường Canada giai đoạn 2010 đến 6T2013.

Mặc dù Canada là nước có lợi thế về khai thác và sản xuất thủy sản, nhưng Canađa vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về nhiều mặt hàng thủy sản trong thời gian gần đây. Vì vậy, XK thủy sản từ STAPIMEX vào nước này có dấu hiệu tăng dần, tuy nhiên lại có dấu hiệu giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2012, SLXK thủy sản tăng đều, nhưng GTXK từ lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do giá XK trong giai đoạn này có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2010, SLXK sang thị trường Canađa đạt 586,73

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 66 - 79)