PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 81)

7. Kết luận:

4.3.PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA

XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

4.3.1 Các nhân tố bên trong công ty ảnh huởng đến hoạt động xuất khẩu

4.3.1.1 Nguồn nhân sự

Tính đến nay, tổng số công nhân, cán bộ, nhân viên hành chính của công ty hiện nay có gần 2.351 người. Đội ngũ nhân viên hiện nay hầu hết đã được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế và nhiệt tình với công việc. Mỗi cá nhân được bố trí, phân công công việc một cách cụ thể, chặt chẽ, chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực hoạt động.

Bảng 4.7 Tình hình nhân sự của Công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: người

Năm

Loại lao động

2010 2011 2012 Công nhân 2.744 2.619 2.037 Khối gián tiếp 102 130 114 Tổng số lao động 2.846 2.749 2.151

(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự hằng năm của công ty STAPIMEX)

Tình hình nhân sự của công ty STAPIMEX giai đoạn 2010-1012 có nhiều thay đổi đáng kể. Cụ thể, về công nhân, năm 2010 là 2.744 người nhưng sang năm 2011 giảm xuống chỉ còn 2.619 người và đến năm 2012 còn số này chỉ còn là 2.037 người. Trong giai đoạn này, số lượng công nhân có

chiều hướng giảm rõ rệt, cụ thể đã giảm 34,70% tương đương giảm bớt đi 707 người. Công nhân thường lao động trực tiếp, làm việc trong các nhà máy, phân xưởng,và được công ty trả lương theo sản phẩm làm ra. Về khối gián tiếp, có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2010 là 102 người sang năm 2011 tăng lên 130 người. Nhưng sang đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 114 người. Nhìn chung trong giai đoạn 2010 - 2012 khối gián tiếp tăng thêm 11,76%, tương đương tăng thêm 12 người. Đa số, khối gián tiếp là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu… Do có sự giảm bớt lao động lên đến 34,70% đã dẫn tới tổng số lao động trong giai đoạn 2010-2012 giảm sút rõ rệt. Từ 2.846 người năm 2010 xuống chỉ còn 2.151 người năm 2012, giảm 32,31% nguồn nhân sự.

Tình hình lao động đến thời điểm tháng 9/2013 như sau:

Tổng số lao động: 2.351 người, nữ 1.746 người, nam 605 người trong đó tổng số công nhân đã ký hợp đồng lao động từ một năm trở lên là 990 người. Trung học cơ sở, 32% Tiểu học, 25.50% Trung học phổ thông và cao hơn 42.60%

Nguồn: theo báo cáo tình hình nhân sự của Phòng nhân sự - công ty STAPIMEX

Hình 4.16 Cơ cấu số công nhân có trình độ học vấn có HĐLĐ năm 2013 Cơ cấu số công nhân có trình độ học vấn có HĐLĐ năm 2013: Tiểu học là 252 người chiếm 25,50% tổng số. Trung học cơ sở là 316 người chiếm 32% tổng số. Trình độ trung học phổ thông, đại học hoặc cao hơn đại học là 422 người chiếm 42,60% tổng số lao động có ký HĐLĐ. Trong tổng số công nhân viên có ký kết hợp đồng lao động dài hạn với công ty thì số người có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học là 73 người, cao đẳng trung cấp là 114 người. Đây cũng là thành phần công nhân viên văn phòng, là bộ phận đầu não, điều hành công ty và có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào thi

đua sản xuất, lực lượng nồng cốt trong ban lãnh đạo của công ty, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Số còn lại là các nhân viên có trình độ sơ cấp nghề (công nhân kỹ thuật) và công nhân, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nữ làm theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ và hưởng lương theo sản phẩm. Để có được một cơ cấu nhân sự được hợp lý, công ty luôn đặt ra những tiêu chuẩn cần thiết khi tuyển nhân viên như: nhân viên làm ở khối phòng ban phải có trình độ thấp nhất là hệ cao đẳng, còn công nhân thì phải qua huấn luyện đào tạo, góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

Về công tác kế toán, thống kê lương, thưởng

Hệ thống kế toán, thống kê của công ty nhìn chung về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, một số phương pháp cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo yêu cầu chính xác hơn, đầy đủ kịp thời và đúng quy định. Lương và thưởng cho công nhân viên cũng được cải tiến một bước, gắn hơn với khối lượng và chất lượng công việc cũng như gắn với kết quả, hiệu quả tiết kiệm, an ninh, an toàn tài sản. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện ở công tác này cần phải được cải tiến và nghiêm túc hơn để có thể khuyến khích công nhân viên làm việc có hiệu quả và đem lại sự phát triển chung cho toàn công ty.

4.3.1.2 Nguồn nguyên liệu

Việt Nam hiện đang là một trong 10 nước có giá trị XK thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thủy sản khai thác và tôm nguyên liệu. Trong khi đối với ngành chế biến và XK thủy sản thì nguyên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Phần lớn nguyên liệu chế biến của các DN đều do ngư dân trong vùng cung cấp. Trong đó tôm, cá chủ yếu được khai thác từ biển nên sản lượng không ổn định, phụ thuộc biến động của thời tiết, khí hậu…

Mặc dù thuận lợi nằm trong vùng ĐBSCL nhưng công ty vẫn phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Trong khi đó tại ĐBSCL, có tới 600.000 ha nuôi tôm cho sản lượng trên 1 triệu tấn tôm mỗi năm nhưng DN chế biến tôm trong khu vực vẫn rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nguyên nhân là do tình hình bất ổn trên Biển Đông gần đây đã phần nào hạn chế lượng tàu cá ra khơi khai thác thủy sản. Thứ hai, là do việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường gom hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng như tới tận các bến và cảng trên đất liền của nước ta, thu mua với giá cao để tranh giành với DN Việt Nam khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác vốn đã hạn chế nay lại càng gay gắt hơn. Tình trạng thương lái thu

mua tôm nguyên liệu để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang gây rối thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Mỗi ngày có khoảng 300 tấn tôm tươi nguyên liệu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua các cửa khẩu. Nếu trước đây, các thương lái chỉ thu mua tôm cỡ 80 con/kg trở lên thì nay tôm cỡ nhỏ chỉ 150 con/kg cũng được thu gom, xuất khẩu sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua và không quan tâm đến kiểm soát kháng sinh trong tôm nguyên liệu mà còn thực hiện bơm chích tạp chất có mục đích. Nghiêm trọng hơn, họ thu mua cả tôm không đạt chất lượng, nhiễm tạp chất, kháng sinh… nên nhiều bà con nông dân đã tái sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Trong khi đó, do thiếu nguyên liệu nên dù giá xuất khẩu tăng nhưng doanh nghiệp đang phải chịu lỗ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư “bài bản” cho cơ sở sản xuất chế biến, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, từng bước xây dựng hình ảnh về chất lượng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế nhưng lại phải “đau đầu” với việc cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu ngay chính tại vùng nuôi tôm trong nước. Ngoài ra, DN cũng không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất mặc dù giá nguyên liệu luôn trong tình trạng tăng nhanh hơn giá XK, tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu còn diễn ra trầm trọng hơn do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu khắc nghiệt cũng như dịch bệnh tôm xảy ra và lây lan trên diện rộng. Mặt khác, ngoài nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản được cung cấp chủ yếu từ sản lượng nuôi trồng và khai thác trong nước, những năm gần đây, để "chữa cháy" cho các hợp đồng XK đã ký cũng như để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy, tạo công ăn việc làm cho người lao động nên nhiều DN đã phải dựa vào nguồn nguyện liệu thủy sản NK từ nước ngoài. Hơn thế nữa, do thiếu nguyên liệu đầu vào nên máy móc của công ty không hoạt động hết công suất, gây tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Một vấn đề nữa, do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu nên công ty thường phải thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, đôi khi không đảm bảo được hết nguồn gốc cũng như chất lượng của thủy sản nguyên liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty. Chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 80% giá thành sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty vì khi bán không đổi nhưng giá nguyên liệu tăng sẽ giảm lợi nhuận.

Trước những khó khăn trên, công ty đã giải quyết bằng cách ký hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Công ty đã đầu tư và liên kết đầu tư, quy trình chăn nuôi khép

kín, đảm bảo đạt chất lượng tôm tốt nhất cho XK, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cỡ size và phần lớn sản lượng của công ty, giúp tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng. Bên cạnh đó, các rào cản về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm ngày càng được các nước NK áp dụng nhiều, do đó để giảm thiểu rủi ro, công ty đã có những biện pháp tích cực từng thời điểm: có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn… từng bước chủ động các loại nguyên vật liệu trong sản xuất. Khuyến cáo người nuôi tôm nên tìm hiểu về tư cách pháp nhân của thương lái thu mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện các thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần báo ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời xử lý theo quy định; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam.

4.3.1.3 Hoạt động trong chiêu thị của doanh nghiệp

Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường luôn đóng một vai trò quan trọng, đặt biệc là đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Phần lớn công ty được khách hàng chủ động tìm đến qua sự uy tín và hoạt động kinh doanh lâu dài trên thị trường. Từ đó tạo cho khách hàng sự hiểu biết và tín nhiệm. Thông thường, hình ảnh của công ty được xây dựng dưới hình thức như hoạt động từ thiện, đầu tư nuôi trồng cho nông dân các khu vực lân cận để tạo địa bàn hoạt động bền vững, ngoài ra công ty còn tham gia các hội chợ ở nhiều nơi như Boston (Mỹ), Tokyo (Nhật), Brusel (Bỉ)… Qua việc tham gia các kỳ hội chợ, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm tới các đối tác trong và ngoài nước, đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng, với mong muốn ngày càng có thêm nhiều cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường lớn như: Nhật Bản, EU, Singapore... và tham gia các chương trình nuôi trồng thủy sản trong nước. Tuy nhiên, để tạo được sự tính nhiệm của khách hàng thì trước tiên công ty phải ra sức trong việc xúc tiến thương mại thường xuyên và liên tục. Ngày nay mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng phát triển và thuận tiện hơn vì vậy việc tìm kiếm khách hàng cũng thuận lợi hơn rất nhiều, hiện nay doanh nghiệp đã xây dựng một trang web riêng để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho mình. Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty thường gửi fax, email chào hàng, còn trong các buổi tiếp xúc với đối tác mới hay trong các hội chợ quốc tế, công ty thường sử dụng catalogue của công ty để giới thiệu về sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm.

4.3.1.4 Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm

Trong năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng cải tiến quy trình kiểm tra kháng sinh và vi sinh. Kế đến, đó là cải tiến trong kỹ thuật chế biến, nhờ đó chất lượng được đảm bảo và góp phần tăng cạnh tranh của đơn vị. Công ty đã duy trì tốt các chứng chỉ chất lượng như GLOBAL, GAP, BRC, IFS, HACCP, ISO 22000, BAP… Chất lượng là yếu tố hàng đầu, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để có thể giữ vững uy tín và chiếm vị trí cao trong ngành thì các DN phải quan tâm và thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của người tiêu dùng. Nhờ đó, công ty có thể đáp ứng được các đơn hàng với số lượng lớn, đảm bảo về mặt chất lượng theo yêu cầu của họ. Để quản lý tốt chất lượng, công ty đã tổ chức kiểm tra quản lý từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được xuất khẩu, thực hiện mô hình sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Công ty luôn đặt ra các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho lạnh… nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nhà xưởng, quản lý và kiểm soát ATVSTP, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Trang bị thiết bị kiểm nghiệm, xác định kết quả sinh vi, kháng sinh, nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra lại thành phần sản phẩm nhằm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của các nước nhập khẩu, tránh được những rủi ro gây thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của công ty. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng sản phẩm bị nhiễm kháng sinh, ethoxyquin và vi sinh ở nhiều thị trường. Điều này một phần do khách quan như chất lượng nguyên liệu, các chất cấm mới bị kiểm tra bất ngờ, một phần do chủ quan trong công tác quản lý như thiếu dự báo tình hình, việc đưa ra giải pháp khắc phục và phòng ngừa chưa hữu hiệu, tổ chức thực hiện thiếu chặt chẽ và thông suốt.

4.3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong một nhà máy sản xuất và chế biến thì cơ sở vật chất kỹ thuật là bộ phận quan trọng nhất. Quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc, kỹ thuật, công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở… Với cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh; đảm bảo ổn định về tính năng, công suất trong quá trình sản xuất lâu dài. Để có thể phục vụ cho việc sản xuất, ngay từ ngày đầu thành lâp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công ty đã trang bị máy móc và thiết bị phù hợp. Hiện công ty đang có hai nhà máy chế biến là Tân Long và An Phú.

Trong giai đoạn 2012 - 2013 công tác bảo trì và cải tiến thiết bị nhà xưởng được thực hiện đúng kế hoạch, duy trì được điều kiện sản xuất và an toàn thực phẩm xuất khẩu và các thị trường khó tính. Năm qua, do yêu cầu bức thiết thay đổi một số thiết bị cho xí nghiệp Tân Long và nâng cao công suất cấp đông đảm bảo cho khả năng sản xuất, Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và công cụ quản lý cho hai xí nghiệp. Mặc dù đã cổ phần hóa nhưng đến nay Công ty vẫn phụ thuộc một phần vào nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Do công ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng XK nên hầu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng – stapimex (Trang 81)