KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 107 - 111)

- Công nghiệp và xây dựng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5. Chăm sóc gia đình tại địa phương 2,57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

- Thực trạng vấn đề di cư ở xã Tào Sơn. Dòng người di cư của xã Tào Sơn

ngày càng tăng nhanh, có nhiều địa điểm nơi đến chủ yếu là tới các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Nam. Loại hình công việc của người di cư rất đa dạng và phong phú: giúp việc, buôn bán, giáo viên, bộ đội…Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là công nhân (45%). Đa số người di cư là trẻ, có sức lao động và đủ khả năng tiếp cận với thị trường lao động thành phố, tập trung nhiều ở các nhóm tuổi 15-30. Nhìn chung những người chưa kết hôn có xu hướng di cư nhiều hơn. Trình độ của lao động di cư của xã tương đối cao 42 lao động có trình độ cấp 3 chiếm 70% trong tổng lao động điều tra, không có lao động mù chữ. Nhưng trình độ chuyên môn vẫn còn thấp có 51,67% lao động chưa qua đào tạo.

- Nguyên nhân của hiện tượng di cư. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến di cư là do chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: chênh lệch về mức thu nhập, chênh lệch về mức sống, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thông tin,…Nhưng chủ chốt là bất bình đẳng giữa mức thu nhập thành thị- nông thôn (chiếm 45% nơi đi, 46,67% nơi đến)

- Ảnh hưởng của di cư lao động đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương. Di cư ảnh hưởng tới đời sống gia đình và địa phương qua 2 mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, thông qua quá trình di cư của người trong gia đình thì kinh tế của hộ tăng lên, giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp ở địa phương. Mặt khác, người di cư phải chấp nhận rủi ro nghề nghiệp; thiếu thốn tình cảm gia đình; thích ứng môi trường mới;…Di cư làm cho gia đình khó khăn trong sản xuất sinh hoạt hàng ngày, thiếu nguồn lực, gây ra tệ nạn, đem nhiều mầm mống bệnh tật về địa phương.

- Có nhiều thuận lợi khi di cư lao động lựa chọn di cư ra khỏi địa phương như tìm kiếm việc làm dễ, thu nhập cao, cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ tiện ích xã hội nhưng lao động cũng gặp phải không ít khó khăn. Khó khăn mà nhiều lao động gặp phải nhất là tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của họ (có 20 lao động chiếm 33,33%), thu nhập không đủ trang trải chi phí có 14 lao động chiếm 23,33% trong tổng lao động điều tra.

- Hầu hết lao động đều muốn làm việc tại địa phương: Qua điều tra cho thấy có 36 lao động trong 60 lao động muốn trở về quê hương nhưng hi vọng mức thu nhập cao hơn trong khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng.

5.2 Kiến nghị

Di cư là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân xã Tào Sơn nói riêng và sự phát triển của cộng đồng nói chung. Muốn giải quyết có hiệu quả hơn thì cần kết hợp giữa các nghành, các cấp; giữa Nhà nước - địa phương, nơi đi - nơi đến và người lao động. Qua nghiên cứu thực tế ở địa phương, tôi xin đưa ra một số kiến nghị về vấn đề di cư như sau:

- Đối với nhà nước

+ Không nên dùng chính sách ngăn cản lao động di cư vì di cư có lợi cho sự phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo. Mà Nhà nước cần có các chính sách để di cư một cách thuận lợi đi đôi với các chính sách khuyến khích và cùng nông dân đô thị hóa nông thôn. Điều này sẽ giúp giải quyết được hàng loạt vấn đề liên quan đến nguyên nhân di cư, từ đó phần nào hạn chế được hiện tượng di cư ồ ạt.

+ Mức độ hài lòng khá cao (13,33% lao động hài lòng, 53,33% lao động bình thường) về thu nhập của người di cư cho thấy lượng di cư tiếp tục tăng và chính phủ cần chuẩn bị cho các đợt di cư lớn.

+ Di cư tạm thời chiếm phần lớn: có 37 lao động chiếm 61,67% tổng lao động điều tra muốn làm việc ở quê. Dạng di cư này có xu hướng tăng lên, đây có thể là xu hướng di cư quan trọng trong đó người dân đến thành phố trong một

thời gian ngắn chỉ với ý định kiếm tiền gửi về nhà. Chính sách cần hỗ trợ dạng di này, dạng di cư giúp phân chia lại lợi ích tăng trưởng kinh tế mà không đẫn tới tăng trưởng kinh tế quá mạnh của thành thị trong thời gian dài. Ngoài ra, những hỗ trợ về nhà ở và cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa cho quá trình vay vốn ngân hàng

+ Gia đình tan rã bởi những kế hoạch di cư của nhiều lao động vì thế họ mong muốn ngày đoàn tụ và hi vọng có được sự hòa nhập tốt với môi trường mới. Thực tế đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để gia đình sum họp, các lao động nhập cư được bảo vệ quyền lợi từ đó giúp cho lao động yên tâm trong công việc hơn.

- Đối với chính quyền địa phương nơi đến

Tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho lao động có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, cần mở thêm các trung tâm giới thiệu và tư vấn việc làm; không phân biệt đối xử, và coi đây là một nguồn lực quan trọng của địa phương mình.

Tăng cường quan tâm giúp đỡ, đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cần thiết như trường học, bệnh viện, xây dựng các khu chung cư giá ưu đãi,...

- Đối với chính quyền địa phương nơi đi

+ Thực tế cho thấy, hầu hết lao động có ý định di cư biết rất ít thông tin về nơi di cư đến thông qua những người lao động di cư trước đó. Khi thông tin không được chính xác thì nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người nhập cư như: về việc làm, nhà ở, an ninh… Muốn hạn chế những khó khăn đó đối với chính quyền địa phương nên có sẵn những thông tin về nơi đến từ đó phần nào giúp lao động có quyết định đúng đắn hơn trước khi di cư.

+ Các địa phương phải có kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Có biện pháp mở rộng diện tích canh tác ở các địa phương, tận dụng đất chưa khai thác; nếu còn đất nhưng có bom mìn thì tiến hành rà phá, khai hoang phục hoá để đưa vào sản xuất. Đồng thời, phải đổi mới cơ cấu kinh tế, đầu tư

công nghệ, kỹ thuật để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề rừng và các ngành nghề khác.

+ Soát xét lại quỹ đất trong tỉnh, tổ chức đưa dân từ các địa phương khó khăn đến các vùng đất còn hoang hoá để khai thác.

+ Hiện nay, rừng mang lại nhiều lợi ích đặc biệt về giá trị kinh tế. Vì thế, chính quyền địa phương nên thực hiện việc giao đất giao rừng cho người dân. Vừa thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, toàn xã, vừa hạn chế lao động di cư.

- Đối với bản thân người lao động di cư

Người lao động di cư cần chủ động trang bị kiến thức văn hóa, tay nghề, tìm hiểu các vấn đề liên quan trước khi di cư như: môi trường xã hội, việc làm, thu nhập, điều kiện nhà ở, an ninh xã hội, các vấn đề về pháp luật và quy định của nơi đến để bản thân người di cư dễ dàng hòa nhập cộng đồng mới, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

+ Những người di cư thường tập trung thành một cộng đồng nơi đến, điều này tạo cho người di cư có nhiều cơ hội được trao đổi thông tin và chia sẽ kinh nghiệm cũng như các vấn đề tình cảm khác. Đây là những thế mạnh cần phát huy của người di cư.

+ Trong quá trình di cư thì bản thân của người di cư đã đóng góp phần nào về mặt kinh tế. Tuy vậy, di cư đã tạo ra một khoảng trống trong gia đình đặc biệt là trẻ con và người già. Ví dụ khi con cái không có sự kèm cặp của bố mẹ dẫn đến việc lơi là trong học tập, đua đòi. Chính vì thế, người di cư nên có những quan tâm, động viên nhiều hơn các thành viên ở nhà

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 107 - 111)