- Công nghiệp và xây dựng
a) Tình trạng sức khỏe của người lao động di cư
4.4.2.4. Ảnh hưởng của di cư lên sự bền vững trong tình cảm của gia đình
quan hệ bên trong, các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm lý. Vì thế, rất khó khăn khi thiếu vắng đi một thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu người di cư là những bà mẹ thì càng khó khăn hơn để bù đắp tình cảm cho con cái và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên.
Sự tác động đến tình cảm gia đình, đó chính là tình cảm vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh em. Việc đi LĐDC đã có những tác động nhất định đến tình cảm cũng như sự bền vững của các mối quan hệ trong gia đình, xa cách tình cảm là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh những cặp vợ chồng thêm hiểu, yêu thương nhau nhiều hơn, lo lắng cho nhau thì cũng có những cặp vợ chồng không chịu được nỗi xa cách hay lo chơi bời, ngoại tình. Một số các gia đình ở trong tình trạng rạn nứt quan hệ hôn nhân, thậm chí là bạo lực gia đình, cãi cọ xung đột. Qua tìm hiểu, nghiên cứu ở địa phương có 3 trường hợp ly hôn của các gia đình có vợ/chồng hoặc cả hai cùng đi lao động di cư. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn và rạn nứt quan hệ hôn nhân là do vợ chồng xa cách lâu ngày, vợ/chồng ngoại tình, xung đột cãi vã, người LĐDC thay đổi lối sống.
Không chỉ có người phụ nữ ở nhà ngoại tình với người đàn ông khác mà những người đàn ông cũng tìm kiếm một người phụ nữ khác khi vợ mình vắng nhà lâu ngày. Và không chỉ ở nơi đi mà cả ở nơi đến cũng vậy.
Một điều nữa đó là nếu người đi LĐDC về nhưng không tăng được kinh tế gia đình, làm cho hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn, sinh ra tâm trạng chán nản và quan hệ gia đình càng trở nên căng thẳng.
Người LĐDC cũng thường xuyên gọi điện về thăm hỏi, động viên gia đình. Chính điều này sẽ làm giảm khoảng cách khi người thân trong gia đình đi xa, bù đắp sự thiếu thốn tình cảm khi xa nhà (41,67% ý kiến có liên lạc với gia đình trong quá trình LĐDC; 58,33% ý kiến là thỉnh thoảng, và 0% ý kiến là không).