Thực trạng di cư lao độn gở các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 28 - 30)

- Đối với nơi nhập cư

2.2.1Thực trạng di cư lao độn gở các nước trên thế giớ

Một con đường thoát nghèo phổ biến và có tiềm năng đó là di cư đến các khu vực thành thị để có thu nhập cao hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa là giảm cung lao động và tăng tiền lương tại nơi họ di cư, có thể sẽ tác động tích cực tới sự tham gia lực lượng lao động của những người không di cư do phải bù vào chỗ trống của người di cư để lại. Mặt khác khoản tiền chuyển về có thể kích thích việc giảm cung lao động từ việc di cư, nhất là đối với phụ nữ sản xuất tại nhà.

Di cư thường xảy ra tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi và quá trình đô thị hóa. Tại các quốc gia đang phát triển trong vòng khoảng 25 năm qua có khoảng 575 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị. Tại nơi mà điều kiện tiếp cận việc làm ngành phi nông nghiệp bị hạn chế hoặc nơi có khí hậu, canh tác lạc hậu… cản trở công việc luân canh thì việc di cư theo mùa có thể mang lại thu nhập bổ sung, đáp ứng chi tiêu, ổn định cuộc sống trong thời gian mất mùa. Người di cư theo mùa tới các vùng khác họ thường bị thu hút vào các khu vực trồng cây xuất khẩu lớn để mang lại thu nhập trong lúc nông nhàn hay những lúc cấp thiết.

sự thành công của người di cư và lý do người di cư. Đối với người nghèo thì chi phí di cư cao là một hạn chế cản trở họ và vì thế di cư không phải là một con đường đảm bảo thoát nghèo. Di cư khắc phục khoảng cách thu nhập giữa nơi ra đi và nơi đến của người di cư. Điều này có thể xảy ra do người di cư bắt buộc phải đi khỏi các khu vực nông thôn do các tác động tiêu cực hay do nguồn tài nguyên bị cạn kiệt hay bị thu hút bởi các cơ hội việc làm hấp dẫn ở những nơi khác. Ở Chi Lê, tỉ lệ thất nghiệp địa phương có mối liên hệ tích cực với xuất cư, tuy nhiên sự gia tăng lao động và việc làm nông nghiệp trong ngành chế biến nông sản đã hạn chế hay làm chậm quá trình di cư. Những người di cư nông thôn thường đi ra nước ngoài hoặc đến các khu vực thành thị là nơi có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều người lựa chọn di cư sang vùng khác nhưng ngay gần tại đó như thị trấn, thị tứ, các khu vực nông thôn khác.

Di cư có thể là một nguồn thu quan trọng từ chuyển tiền, nhưng nó lại gây nên sự thay đổi lớn đến cơ cấu dân cư nông thôn. Điều này có thể đặt ra thách thức đối với phát triển nông thôn, do di cư có lựa chọn. Nhìn chung những người di cư là những người trẻ tuổi, có trình độ giáo dục cao hơn và có tay nghề cao. Vì thế di cư làm giảm trình độ kinh doanh và giáo dục trong số dân cư còn lại. Ngoài việc làm thay đổi cơ cấu kỹ năng và độ tuổi của người dân ở lại, di cư còn làm thay đổi cơ cấu người dân tộc trong dân số nông thôn. Tỉ lệ di cư dân bản xứ thường thấp hơn do họ gắn bó với đất đai của tổ tiên để lại và có thể bị đối xử phân biệt đối xử trên thị thường. Ngoài ra sự phân biệt giới tính cũng thể hiện rõ trong di cư nhưng nó khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí là trong cùng khu vực. Di cư quốc tế từ các khu vực nông thôn chủ yếu là Nam ở các nước: Ecuado, Mêhicô… trong khi đó chủ yếu là Nữ ở các quốc gia cộng hòa: Đôminica, Panama và quần đảo Philippin.

Các phân tích dân số ở Braxin và Mêhicô thể hiện một số tính phổ biến. Ở Braxin từ năm 1995 đến năm 2000, Nam và Nữ nông thôn tuổi từ 20 đến 25 có khả năng di cư nhiều nhất, trong đó nữ di cư nhiều hơn nam. Những người thất

học có khả năng di cư ít nhất, còn những người có trình độ giáo dục có khả năng di cư cao gấp đôi. Người dân thuộc nhiều trình độ giáo dục đã chuyển sang cả các vùng nông thôn và thành thị, tuy nhiên những người có trình độ giáo dục cao có xu thế chuyển sang các trung tâm đô thị lớn ở nước ngoài nhiều hơn. 1/4 dân số tuổi từ 15 đến 24 trong năm 1990 đã rời khỏi nông thôn Mêhicô cho đến năm 2000, và di cư ra nước ngoài hay sang các trung tâm thành thị. Di cư trong bản địa là có động lực riêng của nó, đó là để thích ứng với các chu kì mùa vụ nông nghiệp ở Mêhicô, mặc dù vậy di cư ra nước ngoài trong nhóm bản địa tăng đều trong thập niên 90.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 28 - 30)