Tình hình di dân và kinh nghiệm về giải quyết vấn đề di dân trong một số nước trên thế giới và trong khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 30 - 33)

- Đối với nơi nhập cư

2.2.2 Tình hình di dân và kinh nghiệm về giải quyết vấn đề di dân trong một số nước trên thế giới và trong khu vực

một số nước trên thế giới và trong khu vực

•Hàn quốc

Cùng với quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển không đều kèm theo sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nông thôn – thành thị. Ngay ở những năm 1960 của thế kỷ XX, di cư ra khu vực đô thị đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực thậm chí cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc đã cố gắng ngăn luồng di cư này không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn để người dân tiếp cận tốt hơn với cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngay tại địa phương mình. Phát triển nông thôn tổng hợp để giảm khoảng cách chênh lệch nông thôn – thành thị.

1)Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp truyền thống ở nông thôn. Trong đó đặc biệt chú ý đến chế biến nông sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại chỗ kết hợp với phát triển làng xã thông qua phong trào Làng mới, phát triển các thị trấn, thị tứ, cơ sở hạ tầng nông thôn.

2)Đưa nhà máy về nông thôn, xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn. 3)Khuyến khích các hoạt động phát triển kinh doanh du lịch dựa trên khai thác lợi thế về sản xuất nông nghiệp và văn hóa xã hội của cộng đồng nông thôn

lao động di cư tại nơi đến.

• Trung quốc

Trong thời gian dài Trung Quốc duy trì chính sách kiểm soát di chuyển dân cư qua hệ thống đăng ký hộ khẩu, giấy phép làm việc tạm thời, hệ thống tem phiếu mua lương thực cùng các biện pháp khác để hạn chế di cư lâu dài, giới hạn tạm thời chuyển dịch nông thôn – thành thị. Số người di cư tạm thời của Trung Quốc khoảng 50 – 120 triệu người. Một khảo sát di cư tại Thượng Hải năm 1993 cho thấy những người di cư chiếm khoảng 20% dân số của thành phố.

Luồng di cư với quy mô lớn tại Trung Quốc đã trở thành vấn đề xã hội, bên cạnh những khó khăn về kinh tế còn có hai vấn đề quan trọng khác là: Tăng trưởng nhanh của việc làm phi nông nghiệp dẫn đến tăng đột biến về chi phí cơ hội dẫn đến tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu của nền kinh tế đặc biệt cơ cấu về sản xuất và phân phối giữa kinh tế nông thôn và thành thị

Trung quốc là một nước đông dân nhất thế giới nhưng có gần 70% dân số sống ở nông thôn. Trước đòi hỏi cấp bách của thực tế, ngay từ năm 1978, sau cải cách và mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập hành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp hương trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động trong nông thôn. Coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết nghèo đói.

- Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hóa trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng khoán các sản phẩm.

- Nhà nước tăng giá thu mua nông sản một cách hợp lý

- Tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp nông thôn phát triển như Nhà nước bảo hộ sản xuất hàng trong nước, hạn chế ưu đãi đối với công nghiệp nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động được giữ lại ở nông thôn và các doanh nghiệp ở nông thôn có vị trí

độc quyền trong trả lương, khai thác chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Doanh nghiệp hương trấn duy trì được tốc độ phát triển cao và tiếp tục nhờ lợi thế lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang doanh nghiệp phi nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn

- Thiết lập hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch cho huy động vốn cho công nghiệp nông thôn

- Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước

•Malayxia

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp ở Malayxia đã giảm mạnh từ gần 60% vào năm 1957 xuống chỉ còn 12% năm 2005. Chuyển dịch cơ cấu lao động đang diễn ra nhanh chóng như vậy là nhờ có sự tham gia của di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong đó phần lớn là lao động trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm ở đô thị, khu công nghiệp.

Cuộc sống của Malayxia đối với quản lý luồng di cư có thể khác nhau ở các giai đoạn nhưng tựu chung lại là giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị bằng cách phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn để người dân được tiếp cận tốt hơn về giáo dục và đào tạo để tham gia thị trường lao động.

1) Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp chuyển từ trồng cao su là chính sang phát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác. Tăng cường chế biến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến với người trồng nguyên liệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân thiện với môt trường.

2) Đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người nông thôn có đủ điều kiện cần thiết để ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùng hóa.

3) Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động truyền thống có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân.

về giáo dục đặc biệt cho nhóm người Mã Lai để họ có điều kiện gia nhập thị trường lao động, các trường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, học sinh nghèo được học miễn phí và nhận học bổng chính phủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w