Tình trạng hôn nhân của lao động di cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 69 - 70)

- Công nghiệp và xây dựng

c)Tình trạng hôn nhân của lao động di cư

Các sự kiện cuộc sống cá nhân gắn liền với việc làm, học tập, hôn nhân có thể có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm di cư. Theo một công trình nghiên cứu sử dụng số liệu tổng điều tra cho thấy những người di cư giữa các tỉnh, thành phố (Guest, 1998;TCTK và UNDP,2001). Người đã lập gia đình phải có trách nhiệm với gia đình, bị ràng buộc về nhiều mặt đặc biệt về tâm lý, họ không muốn rời xa gia đình của mình và chỉ di cư trong hoàn cảnh rất khó khăn. Những người có đời sống hôn nhân tan vỡ (ly hôn, ly thân, góa) cũng là một trong những lý do dẫn đến di cư.

Bảng 4.7: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo tình trạng hôn nhân của các lao động điều tra năm 2011

Tình trạng hôn nhân Số lượng(LĐ) %

1. Có gia đình 16 21,67

2. Chưa có gia đình 43 71,67

3. Khác (ly hôn, ly thân, goá) 1 1,67

Tổng lao động điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Cũng như các công trình nghiên cứu khác, lao động chưa có gia đình thường di cư nhiều hơn so với lao động đã lập gia đình. Cụ thể, lao động di cư chưa có gia đình là 43 lao động chiếm 71,6% trong khi đó lao động có gia điình

21,67% còn 1,67% trường hợp khác. Thực tế, khi một người chưa có gia đình thì suy nghĩ của họ chơi là chính chưa chu chí làm ăn. Những lao động này muốn đi đây đi đó; vả lại khi bạn bè đều di cư nên cũng muốn di cư theo tạo thành làn sóng di cư; cũng có lao động cho rằng đi làm ăn để có vốn sau đó về mới lập gia đình. Ngược lại, người đã có gia đình thì phải có trách nhiệm với gia đình, vun đắp hạnh phúc gia đình của mình. Việc di cư hay không được xem xét kỹ càng hơn, phần lớn lao động có gia đình thì khi di cư vợ con cũng di cư theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 69 - 70)