Tình hình tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 75 - 76)

- Công nghiệp và xây dựng

4.2.6.2Tình hình tiết kiệm

d) Thời gian di cư của lao động

4.2.6.2Tình hình tiết kiệm

Thu nhập và chi tiêu là cơ sở để xác định mức tiết kiệm của mỗi cá nhân. Tiết kiệm là chỉ tiêu đánh giá sự thành công của lao động di cư.

Bảng 4.13: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo khoản tiết kiệm của các lao động điều tra năm 2011

Khoản tiết kiệm ( trđ/năm) Số lượng (LĐ) %

1. Tiết kiệm từ 1-3 trđ/năm 13 21,67

2. Tiết kiệm từ 3-5 trđ/năm 24 40

3. Tiết kiệm từ 5- 10 trđ/năm 21 35

4. Tiết kiệm từ 10 trđ/năm trở lên 2 3,33

Tổng lao động điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Qua bảng số liệu trên thì nhìn chung khoản tiết kiệm của những lao động di cư này không cao. Tuy thu nhập của họ cao hơn nhiều so với trước khi di cư nhưng khi sinh sống ở thành thị thì giá cả, các khoản chi phí sinh hoạt, phát sinh khác,…đều đắt đỏ hơn. Có nhiều người thu nhập không đủ trang trải chi phí chưa nói gì đến tiết kiệm. Người đã có gia đình thì có nhiều chi phí hơn như nuôi dạy con cái, nhà ở,…Còn người chưa lập gia đình thì có tư tưởng làm vừa đủ để có tiêu xài nên tích góp cũng chẳng được bao nhiêu. Cụ thể qua 60 lao động điều tra thì chỉ có 2 lao động chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3,33%) tiết kiệm được ≥10 triệu đồng/năm; 21 lao động (35%) tiết kiệm được 5-10 triệu đồng/năm. Số đông

nhất là 24 lao động chiếm 40% là nhóm người có khoản tích trữ 3-5 triệu đồng/năm. Còn lại là dưới 3 triệu đồng, có lao động không có khoản tiết kiệm nào.

Thực tế cho thấy, cuộc sống của những người lao động xa nhà thực sự khó khăn. Một năm tròn chỉ có vài ba triệu đồng thì thử hỏi tương lai họ sau này sẽ như thế nào? Trước khi di cư họ hi vọng tiết kiệm được lượng vốn kha khá sau đó vê quê xây dựng gia đình, làm ăn nhưng kết quả này thì không biết bao giờ có thể trở về được. Trước tình hình đó nhà nước cần có biện pháp kịp thời nhằm giảm bớt áp lực cho người lao động nếu không thì nó sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực khác. Khi không có tiền ăn ở, gửi về cho gia đình nuôi cha mẹ, con cái bần cùng dẫn họ tới việc trộm cắp, làm ăn bất hợp pháp dù họ vẫn biết hậu quả của nó như thế nào nếu bị phát hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 75 - 76)