Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 59 - 61)

- Công nghiệp và xây dựng

4.1Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Trong tổng số 1185 hộ gia đình toàn xã thì có tới 475 hộ có lao động di cư, chiếm 39,81% tổng số hộ của năm 2009. Qua năm 2010, hộ có lao động di cư vẫn tăng, tăng 54 hộ lên 529 hộ có lao động di cư. Xu hướng di cư càng có xu hướng tăng mạnh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp, cho đến năm 2011 có 568 hộ có lao động di cư (46,67% tổng số hộ). Vậy năm 2011 đã tăng 93 hộ hay 19,57% so với hộ có lao động di cư của năm 2009.

Bảng 4.1: Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm (2009-2011)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2011/2009 SL % SL % SL % +/- % 1.Tổng số hộ Hộ 1185 100 1196 100 1217 100 32 102,70 -Hộ có LĐ di cư LĐ 475 39,81 529 44,23 568 46,67 93 119,57 2.Tông LĐ LĐ 3500 100 3574 100 3593 100 93 102,65 - Số LĐ di cư LĐ 1660 47,42 1767 49,44 1787 49,73 127 107,13 3.Số LĐ/hộ LĐ/hộ 2,95 - 2,98 - 2,95 - 0 100 4.Số LĐ di cư/hộ LĐ di cư/hộ 1,4 - 1,47 - 1,46 - 0,06 104,28

(Nguồn: UBND xã Tào Sơn, 2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Tào Sơn là địa phương có tỷ lệ lao động di cư cao.

Xét tổng lao động toàn xã, năm 2009 có 47,42% lao động di cư trong tổng số lao động, năm 2010 là 49,44% con số này ngày càng tăng nhanh hơn cho tới 2011 là 49,73% tổng lao động tương ứng là 1.787 lao động.

Điểm di cư mà người lao động tin tưởng Đông Nam Bộ với TPHCM là một thành phố phát triển năng động vào bậc nhất cả nước Những lao động đến nơi đây hầu hết do mối quan hệ bạn bè, họ hàng giới thiệu Do chi phí đi lại khá tốn kém nên những người lao động đến Đông Nam Bộ sau 1- 2 năm mới về nhà

một lần có 45,33% lao động đến Đông Nam Bộ điều này chứng tỏ khoảng cách địa lý không còn là lực cản quá trình di cư mà là yếu tố kinh tế.

Điểm tiếp theo là các tỉnh phía Bắc với Hà Nội là điểm thu hút và hấp dẫn số đông lao động (33,63%) Với vị trí là thủ đô của cả nước một trung tâm kinh tế văn hóa xã hội phát triển nhộn nhịp lao động đến đây được tiếp xúc với môi trường sống và làm việc hoàn toàn mới được mở mang thêm nhiều kiến thức hơn nữa đây là nơi có nhiều nhà máy khu công nghiệp nên để tìm kiếm một việc làm không gặp khó khăn như các vùng khác.

Ngoài ra còn một bộ phận đi xuất khẩu lao động ở các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Liên xô (cũ), Lào; ngoài ra còn có một số thị trường khác như Libi, Thái Lan, các nước Trung Đông, Mỹ…

Thực tế cho thấy gần ½ lao động của xã di chuyển đi nơi khác, điều đó gây khó khăn cho gia đình và địa phương trong cuộc sống và sản xuất

Nhìn vào số liệu bình quân lao động/hộ cho thấy rằng hộ gia đình sẽ gặp khó khăn trong sinh kế hằng ngày. Bình quân một hộ chưa tới 3 lao động để làm ra sản phẩm thì cũng rất khó khăn để phát triển kinh tế hộ. Trong khi đó đã mất gần 2 lao động trong gia đình đi làm ăn xa (1,46 lao động di cư/hộ, năm 2011). Nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt để duy trì cuộc sống vì thế, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ đã gây nên tình trạng thiếu lao động trong lúc mùa vụ chính, đó là thời điểm trong vụ thu hoạch, cày cấy. Nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời, và kéo dài trong khoảng nửa tháng. Trong thời gian này thì các lao động thường rất vất vả, làm việc với cường độ cao, hoặc thuê thêm lao động để cho kịp thời vụ

Ngoài ra di cư còn làm thay đổi cơ cấu lao động, giảm chất lượng nguồn lao động. Tuy hiện nay, những tác động này còn chưa được biểu hiện rõ ở trong địa phương. Nhưng về lâu dài thì quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Vì vậy cần có biện pháp để thu hút lực lượng lao động này ngay từ bây giờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 59 - 61)