Quy mô lao động và chất lượng lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 36 - 39)

- Đối với nơi nhập cư

2.2.3.1. Quy mô lao động và chất lượng lao động của Việt Nam

Theo T.S Đặng Kim Sơn, 2001: Tài nguyên quý nhất của Việt Nam là con người, hay còn gọi là nguồn nhân lực điều này đúng cả cho những vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi và những nơi lao động dư thừa, dân số đông.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc phát triển nguồn lực lại càng trở nên quan trọng. Việt Nam là một nước đông dân vì thế có thể đáp ứng được nhu cầu lao động về mặt số lượng. Tuy vậy nhưng vấn đề chất lượng thì chưa thể đáp ứng trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:

* Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng

Vào thời điểm điều tra 2010, cả nước có 50.837.300 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, trong đó lao động nông thôn chiếm 72%, thành thị chỉ có 28%. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% tổng lao động cả nước, điều đó khẳng định rằng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Con số này phần nào thấy được sự dư thừa lao động ở khu vực nông thôn. Với xu hướng phát triển hiện nay giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng phi nông nghiệp; đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế; dân số nông thôn tăng nhanh hơn thành thị đặt ra bài toán là phải nhanh chóng giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động nam nữ tương đối đồng đều, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm hay các vấn đề bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, nhìn chung thì lao động nam luôn lớn hơn lao động nữ trong từng vùng và trong cả nước.

Lao động tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng là 11.554.500 lao động chiếm 22,7% tổng lao động cả nước trong đó nam là 5.539.739 lao động, đây là điều đương nhiên vì kinh tế vùng này phát triển công nghiệp sầm uất với thủ đô Hà Nội, cũng là một trong 2 vựa lúa lớn của cả nước. Sau đồng bằng sông Hồng là Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung 11.040.700 lao động; đồng bằng sông Cửu Long là 10.218.000 lao động.

Bảng 2.2: Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2010

Chỉ tiêu

Tổng điều tra năm 2010

Tổng số Phân bố % LLLĐ Nam Nữ

TOÀN QUỐC 50.837.300 100,0 100,0 100,0

Thành thị 14.231.000 28,0 28,6 27,4

Nông thôn 36.606.200 72,0 71,4 72,6

Các vùng kinh tế-xã hội

V1. Trung du và miền núi phía Bắc 6.942.000 13,7 13,3 14,1

V2. Đồng bằng sông Hồng 11.554.500 22,7 21,8 23,7

V3. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 11.040.700 21,7 21,3 22,1

V4. Tây Nguyên 2.957.500 5,8 5,9 5,8

V5. Đông Nam Bộ 8.124.600 16,0 16,4 15,5

V.6 Đồng bằng sông Cửu Long 10.218.000 20,1 21,2 18,9

Trung du miền núi phía bắc có 6.942.000 lao động tương ứng 13,7%. Đông Nam Bộ 8.124.600 lao động (16%).

Nhìn vào kết quả này, ta thấy Tây Nguyên vẫn là khu vực đất rộng người thưa mặc dù trong đã có chương trình khuyến khích người dân vào phát triển kinh tế ở đó. Hiện tại chỉ có 2.957.500 lao động, chiếm 5,8% trong tổng lao động cả nước. Vậy, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cần phải phân bố lại lực lượng lao động, khuyến khích hơn nữa người dân chuyển tới vùng hoang hóa, thưa thớt dân cư.

* Chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay

Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2010 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 50,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có 7,4 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,7% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,2 triệu lao động (chiếm 85,3% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Bảng 2.3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009

ĐVT: % Nơi cư trú/các vùng kinh tế-xã hội Tổng số Không có CMKT Dạy nghề Trung cấp Cao Đẳng ĐH trở lên TOÀN QUỐC 100,0 85,3 3,8 3,5 1,7 5,7 Thành thị 100,0 69,6 6,4 5,7 2,9 15,4 Nông thôn 100,0 91,4 2,9 2,6 1,2 1,9 Các vùng KT-XH V1. TD & MN phía Bắc 100,0 86,5 3,6 4,6 2,0 3,3 V2. Đồng bằng sông Hồng 100,0 79,1 6,6 4,2 2,0 8,1

V3. BTB & DH miền Trung 100,0 87,1 3,0 3,8 1,8 4,3

V4. Tây Nguyên 100,0 89,5 1,9 3,3 1,7 3,6

V5. Đông Nam Bộ 100,0 80,6 4,4 2,8 1,8 10,4

V.6 Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 92,2 1,8 2,1 1,1 2,9

(Nguồn: điều tra lao động và việc làm năm 2010)

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng (20,9%) và thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (7,8%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Vùng có tỷ trọng này cao nhất là Đông Nam Bộ (10,4%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (8,1%). Đáng chú ý là Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (2,9%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w