- Công nghiệp và xây dựng
d) Thời gian di cư của lao động
4.2.4 Các hình thức tổ chức của lao động di cư
Theo kết quả điều tra cho thấy lao động của xã di cư theo các hình thức: di chuyển một mình, hoặc theo các nhóm.
Bảng 4.9: Hình thức tổ chức di cư của lao động
(Đơn vị tính: Người)
Hình thức di cư Thôn 2 Thôn 4 Thôn 12 Tổng
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
1.Di cư cá nhân 14 93,33 19 90,48 22 91,67 55 91,67
2.Di cư theo nhóm 1 6,67 2 9,52 2 8,33 5 8,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Đối với lao động trên địa bàn xã di chuyển cá nhân chiếm 91,67% số lao động di cư, cao hơn nhiều phần trăm số lao động di chuyển theo nhóm 8,33%.
Những người di chuyển cá nhân là những lao động có được thông tin từ nơi đến qua các phương tiện thông tin, hoặc được sự trợ giúp của những người quen đã đi làm việc ở nơi mà họ sẽ đến và họ chủ yếu là các lao động trẻ đi làm ở ngoài tỉnh.
Bảng 4.10 phản ánh tần suất về nhà và thời điểm di cư của lao động xã Tào Sơn. Qua kết quả tổng hợp cho thấy tần suất về nhà của họ thường là trên một năm và thời điểm di cư là đầu năm. Thông thường trong một năm thời gian dành cho công việc mùa màng mất khoảng 4 tháng, khoảng thời gian còn lại thì họ phải tìm việc đi làm ngoài. Nếu không có việc thì họ phải ở nhà. Do đó ai cũng muốn đi làm để kiếm được một số tiền lấy vốn làm ăn, nếu cứ đi đi về về thì sẽ tốn kém tiền tàu xe nên thường trên một năm họ mới về nhà. Và nếu chờ đến khi làm xong mùa màng mới đi làm thì rất khó tìm được một công việc thích hợp nên họ thường đi đầu năm. Số lượng lao động nam luôn nhiều hơn số lao động nữ, tỷ số nam/nữ của lao động là 35/25. Điều này cũng thể hiện sự phù hợp đối với nam giới trong di chuyển và làm ăn xa.
Bảng 4.10: Tính chất di cư của lao động
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu Lao động
I. Tần suất về nhà Nam Nữ
Đi và về trong ngày 0 0
Một vài tháng 0 0
Trên 1 năm 35 25
II. Thời điểm di cư
Đầu năm 35 25
Cuối năm 0 0
Lúc nông nhàn 0 0
Khác 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)