Về mặt xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 93 - 95)

- Công nghiệp và xây dựng

4.4.2.6.Về mặt xã hội của địa phương

a) Tình trạng sức khỏe của người lao động di cư

4.4.2.6.Về mặt xã hội của địa phương

Đối với cộng đồng nơi đi, di cư ồ ạt phần nào gây xáo trộn cuộc sống và việc triển khai các chương trình kinh tế xã hội của địa phương cũng như các hoạt động của các đoàn thể. Đồng thời các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội mà một số người di cư mang về cũng làm ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng. Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 3 đối tượng sau khi di cư vào miền Nam thì bị đi tù với tội trộm cắp tài sản. Đặc biệt, có 1 đối tượng vi phạm tội tàng trữ ma túy và mới bị xét xử vào tháng 1/2011. Ngoài ra còn có những căn bệnh xã hội mà người lao động di cư dễ mắc phải như chơi lô đề, cờ bạc, nghiện rượu,...Tệ nạn mại dâm cũng từ đây mà len lỏi dần vào địa phương. Tuy di cư lao động không phải là trung tâm nguyên nhân của những vấn đề này nhưng nó là tác nhân làm cho vấn đề phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn.

An toàn lao động luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong sản xuất, tuy nhiên số lượng các vụ tai nạn lại đang ngày càng nhiều hơn và nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, xã hội. Ở xã có vài trường hợp bị tai nạn lao động và nó để lại những hậu quả nghiêm trọng. Tai nạn lao động không chỉ làm cho người LĐ bị mất sức lao động, mà thậm chí có thể bị tử vong.

Mất cân bằng lao động trong địa bàn xã: già hoá trong nông thôn, nữ hoá trong nông nghiệp, nông thôn trở nên thiếu lao động về chất lượng lẫn số lượng. Ngược lại, ở thành thị bài toán việc làm lại trở nên phức tạp hơn.

động, kỹ thuật viên có tay nghề và trình độ, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Chúng ta có thể hi vọng gì cho sự phát triển của đất nước và công cuộc xóa đói giảm nghèo khi một số lượng lớn học sinh ở nông thôn tự nghỉ học để làm việc giúp gia đình hay bị thu hút đến thành phố làm thuê với kiến thức và kỹ năng còn quá ít ỏi nghèo nàn.Về lâu dài, thì chất lượng nguồn nhân lực chung của cả nước sẽ giảm sút, cần có biện pháp khắc phục.

4.4.2.7. Về mặt môi trường

Những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững xét trên bình diện rộng chính là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Khu vực đô thị vừa phải chứa số lượng lớn dân cư, vừa tập trung các khu công nghiệp nên bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Ví dụ như:

- Chất thải sinh hoạt, mức gia tăng dân số quá nhanh hiện nay luôn gắn với việc ô nhiễm môi trường và gây bất lợi cho hệ sinh thái. Hà Nội mỗi ngày có khoảng 2.700 tấn rác thải và thành phố Hồ Chí Minh là 60 tấn rác thải trong khi chỉ giải quyết được khoảng 50% số rác đó. Như vậy, dân số đông với tốc độ tăng quá nhanh, trong khi khả năng xử lý rác thải chưa đáp ứng được đang đặt ra một vấn đề lớn về tình trạng ô nhiễm vệ sinh môi trường của thành phố.

- Nước sinh hoạt, mặc dù có những cải thiện về hệ thống cấp nước, nhưng lượng nước sạch bình quân đầu người của thành phố vẫn không tăng vì dân số tăng nhanh. Hiện nay, một số mạch nước ngầm của thành phố cũng bị ô nhiễm do khai thác quá tải và không tuân thủ quy trình công nghệ khai thác.

- Không khí và tiếng ồn, cùng với quá trình đô thị hóa, với sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải đã làm tăng các loại khí gây độc hại trong thành phố. Sự ô nhiễm trong các khu vực gần nhà máy và các trục giao thông chính vượt quá giới hạn cho phép, bụi vượt quá tiêu chuẩn. Sự phát triển của dân số và

các phương tiện giao thông vận tải kéo theo sự gia tăng tiếng ồn. Các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc bị chịu tiếng ồn đã vượt quá mức độ cho phép.

Để đạt được sự phát triển lâu bền, đòi hỏi người lao động phải có sự hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sống, hay nói cách khác là phải có văn hóa sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà còn đối với nền văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 93 - 95)