Tuổi và giới tính của người dân di cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 65 - 67)

- Công nghiệp và xây dựng

a)tuổi và giới tính của người dân di cư

Độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến quyết định di cư hay không di cư của mọi người. Do ở mổi độ tuổi có những đặc điểm riêng biệt như về sức khỏe, tâm lý, trình độ, kinh nghiệm cho nên sẽ chênh lệch về số lượng di cư. Những người thanh niên trẻ tuổi ngoài việc được đào tạo bài bản thì còn có sức khỏe, có nhiệt huyết nhất là có tham vọng lớn nên số lượng cũng chiếm lớn nhất. Người trung niên thường thì có sự nhìn nhận chín chắn hơn, vì

di cư theo họ cũng chỉ là giải pháp tạm thời giải quyết khó khăn trước mắt đến cuối cùng là về quê hương, họ còn phân vân nên hay không nên di cư. Chính vì thế, số lượng lao động di cư trong độ tuổi này ít hơn. Còn những người quá tuổi trung niên hoặc người già rất ít có hiện tượng này, nếu có thì cũng chỉ là mục đích tới thành phố đoàn tụ với con cái hay chữa bệnh. Để thấy rõ hơn ta xem xét ở bảng sau:

Bảng 4.5: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo độ tuổi và giới tính của các lao động điều tra năm 2011

Độ tuổi Số lượng (LĐ) % 1. 15-30 49 81,67 + Nam 27 45 + Nữ 22 36,67 2. 30-40 10 16,67 + Nam 8 13,33 + Nữ 2 3,33 3. 40-50 1 1,67 + Nam 0 0 + Nữ 1 1,67

Tổng lao động điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Kết quả điều tra cho thấy, đa số người di cư là những người trẻ, ở độ tuổi hăng hái nhất. Hầu hết họ ở trong độ tuổi lao động và tập trung nhiều ở nhóm tuổi 15-30 (Có 49 lao động chiếm 81,67% trong tổng số lao động điều tra). Hiện tượng những người trẻ tuổi chiếm số đông trong nhóm di cư là phù hợp bởi ở độ tuổi này họ mới đủ năng lực, sức khỏe tìm được việc làm và thích nghi với sự thay đổi môi trường sống và những điều kiện sinh hoạt nơi thành thị. Hơn nữa, sự hấp dẫn nơi đô thị thường cuốn hút những người trẻ tuổi hơn những nhóm khác. Vì nam giới có ưu thế hơn khi di cư đối với nữ giới: có sức khỏe hơn, thường thì phụ nữ ở nhà chăm sóc con nhỏ nên số lượng nam di cư cũng lớn hơn chiếm 45%, nữ 36,67%.

nông nghiệp, họ ít có mong muốn rời xa gia đình và quê hương, chỉ trừ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ở đây có 10 người trong độ tuổi này di cư đến thành thị trong đó có 8 nam và 2 nữ.

Đặc biệt có 1 lao động thuộc nhóm 40-50 tuổi. Đây là nữ, gia đình có 3 người con đi học đại học, làm nông nghiệp không đủ chu cấp nên chồng ở nhà làm ăn còn vợ di cư vừa chăm sóc con vừa kiếm tiền cho con theo học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 65 - 67)