- Công nghiệp và xây dựng
a) Tình trạng sức khỏe của người lao động di cư
4.5. Một số khó khăn của người lao động di cư
- Thực tế cho thấy người di cư từ nông thôn ra thành thị, do trình độ văn hóa thấp, họ chấp nhận làm những công việc phổ thông, năng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề nghiệp thuộc đẳng cấp thấp trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội, không được đào tạo chuyên môn; phải chấp nhận thiệt thòi về thu nhập, chấp nhận rủi ro nghề nghiệp, làm những công việc mà người thành phố không làm hoặc ít làm. Trong 60 lao động điều tra thì có 20 lao động cho rằng khó khăn lớn nhất là tìm việc làm phù hợp chiếm 33,33%.
- Đa phần người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở. Trong những năm qua, nhà ở của những người nhập cư vào đô thị và khu công nghiệp luôn ở trong tình trạng thả nổi, không có đơn vị chỉ đạo, quản lý. Điều đó dẫn đến tình trạng các cá thể ở những nơi có nhu cầu tự xây dựng nhà cho thuê. Kết quả là người thuê nhà bị bắt ép, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn và ô nhiễm môi trường ở những khu nhà thuê trọ thường xảy ra. Họ phải sống trong những điều kiện nhà trọ chật chội, lụp xụp, không đảm bảo vệ sinh, thiếu các tiện nghi tối thiểu và khó có thể đảm bảo về an toàn tài sản cho người di cư; điều kiện nước sạch, vệ sinh môi trường chất lượng thấp, khó khăn hơn ở nhà. Cụ thể có 15% cho biết họ khó khăn trong vấn đề về nhà ở và an ninh phức tạp. Anh Nguyễn Văn Sáu, một trong những lao động di cư của xã cho biết “Vì chi phí thuê phòng đắt phải ở ghép nhiều người nên rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày”. Để tránh tình trạng trên, chính quyền đô thị nên tìm biện pháp phù hợp
đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người nhập cư. Họ có đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn, hầu như không xem ti vi, nghe đài hay đọc báo; không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ pháp lý, bảo hiểm nghề nghiệp. Chị Thắm một công nhân may mặc “Tôi đi làm từ sáng sớm, trưa nghỉ tại công ty, chiều tối mới về, gần như không nhìn thấy ánh mặt trời. Đó là chưa kể hôm tăng ca 9, 10 giờ đêm mới được nghỉ. Đi làm
về mệt ăn uống xong thì đi ngủ, không có thời gian đâu mà giải trí”. Người di cư cũng ít tham gia các hoạt động cộng đồng, hòa nhập với cộng đồng mới đến và nhà nước chưa có một chính sách cụ thể đề cập trực tiếp đối với đối tượng này.
- Thiếu kiến thức và kỹ năng, còn mang nhiều đặc điểm, thói quen, tác phong làm việc của người nông dân nên lao động di cư từ nông thôn chỉ có thể làm những công việc tay chân nặng nhọc và thu nhập thấp. Họ chấp nhận những việc làm thuê mướn bấp bênh, nhất là trong những lĩnh vực không chính thức, phải chấp nhận thiệt thòi về thu nhập, chấp nhận rủi ro nghề nghiệp, làm những công việc mà người thành phố không làm hoặc ít làm, không có điều kiện chọn lựa việc làm, tự bảo vệ mình trong lao động và cuộc sống, quyền lợi lao động không được đảm bảo. Những cô gái nông thôn rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm và những tệ nạn xã hội khác
- Tại thành phố lớn, trong những khu công nghiệp và khu chế xuất lực lượng lao động nông thôn rất lớn tuôn đến làm việc với mong muốn cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở quê nhà. Họ chịu thương, chịu khó, lao động vất vả, ăn uống nhịn nhặt để dành dụm ki cóp từ đồng lương khiêm tốn. Trong cơn bão giá hiện nay khiến mọi sự trở nên đắt đỏ, dường như đời sống vật chất của người công nhân càng thêm khó khăn. Nhiều lao động thu nhập không đủ trang trải các khoản phí sinh hoạt hàng ngày. Và có 14 lao động (23,33%) trong 60 lao động điều tra cùng hoàn cảnh như vậy.
Bảng 4.24: Những khó khăn mà lao động di cư gặp phải
Khó khăn Số lượng (LĐ) %
Tổng lao động điều tra 60 100
1. Thu nhập không đủ trang trải chi phí 14 23,33
2. Tìm kiếm công việc phù hợp 20 33,33
3. Không được bảo vệ quyền lợi chính đáng 1 1,67
4. Chỗ ở và an ninh trật tự 9 15
5. Chăm sóc gia đình tại địa phương 8 13,33
6. Khó khăn khác 8 13,33
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)
Ngoài ra hệ thống pháp luật về cư trú vẫn là rào cản khi người lao động di cư hội nhập vào đô thị, chưa kể sự phân biệt đối xử về cung cấp dịch vụ giữa người đô thị và người nhập cư. Điều này dẫn tới tình trạng, người nghèo ở đô thị chính là nhóm người di cư từ nông thôn tới do chưa tiếp cận được hệ thống hiện nay và bị phân biệt đối xử.
Bảng 4.25: Điểm đánh giá và xếp hạng cho các khó khăn chính ảnh hưởng đến lao động
Khó khăn Tổng điểm
TB
Xếp hạng 1.Thu nhập không đủ trang trải chi phí 3,6 II
2. Tìm kiếm công việc phù hợp 4,48 I