- Công nghiệp và xây dựng
d) Thời gian di cư của lao động
4.4.2.1. Ảnh hưởng của di cư lên điều kiện sống của bản thân lao động
Qua điều tra phỏng vấn các hộ có lao động di cư chủ yếu là những người lao động đi làm ăn xa ngoài khu vực của tỉnh, đều cho biết cuộc sống của các lao
động đang làm việc ở đó khá hơn so với ở nhà nhưng với các mức độ khác nhau. Phần lớn đối với những lao động di cư đều cho rằng có nhiều điều kiện ở đó tốt hơn nhiều so với ở quê như: về giao thông thuận tiện, mua bán, các dịch vụ về y tế,..Có 85% số lao động di cư được sử dụng nước sạch chủ yếu là nước máy, trong đó số lao động còn lại không được sử dụng nước sạch (15%) chủ yếu là nước giếng khoan. Có khoảng 85% số nhà trọ của lao động di cư có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, số còn lại sống trong điều kiện nhà trọ không có nhà vệ đạt tiêu chuẩn. Không có nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn là yếu tố gây nhiều bất tiện cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động nữ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người lao động. Nhiều người lao động dù không muốn nhưng vẫn phải thuê những căn nhà trọ như vậy bởi số tiền họ kiếm được chưa đủ để trang trải cho cuộc sống. Với giá thuê nhà cao cộng thêm nhiều khoản chi phí khác như ăn uống, tiền điện, nước... nên số tiền dư ra chẳng được là bao. Như vậy chi phí ăn ở cao đã ảnh hưởng rất lớn tới nhiều mặt của người lao động di cư, nhiều khoản chi tiêu và sinh hoạt đã bị cắt giảm đến mức tối đa để dành dụm một số tiền gửi về nhà, làm vốn cho bản thân. Ngoài thời gian làm việc 8 tiếng/ngày theo hợp đồng, người lao động còn đăng kí làm thêm giờ, làm tăng ca nên hầu như họ không còn thời gian để tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ. Lương thấp, giá cả leo thang, lại ở trọ tại khu dân cư trong điều kiện chật chội, do đó, đời sống tinh thần của lao động di cư cũng rất nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong phòng trọ, phương tiện sinh hoạt thiếu thốn (hầu như không nhà nào có ti vi, đài, báo…), không có cơ hội tham gia các họat động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng, việc tiếp cận các thông tin văn hóa xã hội là rất khó khăn.
Bảng 4.18: Điều kiện nơi ở của lao động di cư
Điều kiện nơi ở Nam Nữ Tổng
(%)
(%) (%)
Có nước sạch 28 46,67 23 38,33 85
Không có nước sạch 6 10 3 5 15
Có nhà vệ sinh đạt TC 28 46,67 23 38,33 85
Không có nhà vệ sinh đạt TC 6 10 3 5 15
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
4.4.2.2.Ảnh hưởng tới sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế của người lao động di cư