- Công nghiệp và xây dựng
5. Chăm sóc gia đình tại địa phương 2,57
4.6.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động
- Cần có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống.
- Mở rộng và nâng cấp các trung tâm đào tạo nghề tại các huyện để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nông thôn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Trong thời gian tới cần tập trung đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vận hành máy thi công, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đang hình thành của tỉnh.
- Mặt khác, phải mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến thủy sản, rau quả, thực phẩm, nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thú y, chăn nuôi phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn…
- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn.
+ Đối với ngành nghề dài hạn: Phải trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp, học viên có thể thích nghi với cơ chế thị trường, có thể chuyển đổi nghề trong nhóm có liên quan và có năng lực vươn lên để đạt trình độ cao hơn.
+ Đối với trường dạy nghề ngắn hạn: Cần trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nhất định về trồng trọt, lâm sinh, thú y, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, sử dụng công cụ máy nông, lâm nghiệp… những kiến thức về quản lý kinh doanh nông nghiệp, để học viên xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình.
người lao động ở nông thôn tham gia học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, các hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dạy nghề miễn phí cho người tàn tật, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng này.
Trong thời gian trước mắt, Tào Sơn cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm nghiệp: Trồng lúa cao sản, sản xuất ngô đông, chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn siêu nạc, bò lai sin, bò lấy thịt... trang bị kỹ thuật công nghệ hướng vào sản xuất hàng hóa có giá trị lớn trong nông nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn. Ở Anh Sơn, do đặc điểm địa phương có nhiều vùng tiểu sinh thái, ngành nghề sản xuất đa dạng chính vì vậy cần phải có nhiều hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở vùng nông thôn, như: đào tạo nghề tại chỗ gắn liền với tổ chức lại sản xuất kinh doanh và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hội viên nông dân. Hình thức này có thể áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn, các làng nghề. Đối với các vùng núi, vùng sâu vùng xa có thể tổ chức dạy nghề lưu động cho bà con nông dân về các ngành nghề chăn nuôi bò, lợn, trồng các loại cây đặc sản... mang kỹ thuật ngành nghề đến với học viên, kết hợp vừa học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực quan sinh động học viên tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, ít tốn kém chi phí đi lại...
Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm; có thể gắn chương trình dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo...phối hợp các hình thức phong phú, đa dạng đưa lại hiệu quả cao cho công tác dạy nghề.
Với địa phương nơi lao động di cư tới
Cung cấp các dịch vụ cho người di cư tại nơi đến góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động giúp họ làm việc có hiệu quả, có những điều kiện sinh hoạt tối thiểu, tránh những điều kiện quá tồi không đảm bảo. Xây dựng những căn nhà tạm cho người lao động thuê sống, đảm bảo các điều kiện về điện, nước,
khu vệ sinh. Tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện ăn nghỉ, tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhờ đó việc quản lý lao động di cư tại nơi đến thuận lợi hơn. Khi được bảo vệ, giúp đỡ của các tổ chức người lao động sẽ cảm thấy yên tâm hơn và sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ của chính quyền đưa ra, đảm bảo an ninh trật tự tại nơi đến. Qua đó có thể ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, lối sống không lành mạnh đối với người lao động
Gia tăng giám sát việc thi hành luật lao động của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động qua việc giám sát các hoạt động, xóa bỏ bất công và bóc lột sức lao động. Tất cả các hoạt động thuê lao động phải có hợp đồng lao động. Người lao động phải được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
Tổ chức mạng lưới di cư: Tạo mối quan hệ chặt chẽ về xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư, góp phần tích cực vào việc điều tiết sự di chuyển phù hợp tránh những thông tin không chính xác và quyết định sai lầm cho người ra đi.
Các tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp nên phối hợp với các hội thanh niên, phụ nữ… của địa phương tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thể thao, văn nghệ, tổ chức các buổi giao lưu, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi, tham gia sinh hoạt cộng đồng tại nơi đến, tránh tình trạng để họ không nằm trong một tổ chức xã hội nào quản lý, tự phát sống theo một luật lệ riêng do họ và những nhóm người di cư tự đặt ra có hại cho cộng đồng xã hội. Chính điều này sẽ giúp cho việc quản lý hộ khẩu nhập cư ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó cũng tích cực nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức về mọi mặt cho người lao động, điều này sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều trong cuộc sống, giúp họ phát huy khả năng và biết cách tự bảo vệ mình.
* Đối với người lao động cần tích cực tiếp thu kiến thức để nâng cao trình độ đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật càng cao. Cần có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc, thủ tục khi làm giấy tờ đi di cư. Nâng cao trình độ hiểu biết về bản thân, các thủ tục hợp đồng làm việc
- Cần nhận thức được những lợi ích, hiệu quả cũng như những khó khăn, hệ lụy sẽ có của việc di cư LĐ, nhanh chóng tìm hiểu và tham gia di cư LĐ khi có điều kiện.
- Siêng năng làm việc, hướng mục đích kinh tế lên hàng đầu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người LĐDC khi ở xa nhà.
- Cần có trách nhiệm tuân thủ các quy định đặt ra, thực hiện các nghĩa vụ, cùng với người dân sở tại giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Đây là một vấn đề có liên quan đến chính bản thân người lao động và có thể dẫn tới những hệ lụy xã hội lớn, cần có sự quan tâm đúng mức của các ngành có liên quan.
PHẦN V