- Công nghiệp và xây dựng
d) Thời gian di cư của lao động
4.2.5 Các loại hình công việc của người dân di cư
Một trong những vấn đề khó khăn mà người lao động di cư gặp phải đó là sự lưạ chọn công việc phù hợp. “Phù hợp” tức là mức thu nhập khá, công việc không quá nặng nhọc, thời gian làm việc không quá căng thẳng, đặc biệt phù hợp với ngành nghề mà lao động đã được đào tạo. Thực tế cho thấy, lao động di cư từ khu vực nông nghiệp - nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không chính thức. Vì thế, di cư tới thành thị làm những công việc thuộc lao động chân tay và tương đối vất vả. Để thấy rõ hơn vấn đề này ta quan sát ở bảng 4.11
Bảng 4.11: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo loại hình công việc của các lao động điều tra năm 2011
Công việc Số lượng (LĐ) %
1. Công nhân 27 45 2. Dịch vụ, buôn bán nhỏ 9 15 3. Giúp việc 1 1,67 4. Ngành khác 23 38,33 Khu vực làm việc 1.Nhà nước 8 13,33 2.Tư nhân 49 81,67 3.Tự do 3 5 Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)
Lao động nông thôn ra thành thị chủ yếu là làm công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất như may mặc, giày da, điện tử,… hay các công trình xây dựng vì những công việc ở đây không đòi hỏi trình độ cao mà chỉ cần sức khỏe và sự cần cù. Trong 60 lao động điều tra thì có 27 công nhân chiếm 45% gần ½ lao động điều tra. Có tới 38,33% làm các ngành nghề khác nhau, những lao động này phần lớn là được đào tạo nên công việc của họ nhẹ nhàng hơn như: giáo viên, bộ đội, công an, y tá, kế toán, văn phòng,… còn dịch vụ, buôn bán nhỏ và giúp việc chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối với ngành dịch vụ đòi hỏi vốn và mặt bằng, việc đó là rất khó khăn nên cũng chỉ có 15% lao động tham gia. Giúp việc lương bổng thấp, bị gò bó chủ thuê thường thì chỉ thuê những người chưa đến tuổi lao động hặc trung niên không được tuyển dụng vào công ty mới chịu khó làm. Như điều tra 60 lao động này thì có 1 người giúp việc.
Về khía cạnh lựa chọn khu chọn khu vực làm việc của lao động ngày nay đã có nhiều sự khác biệt so với trước đây. Càng ngày càng nhiều lao động đã lựa chọn khu vực tư nhân để làm việc, mà không giống như trước đây cứ cố gắng tìm hay “chạy” cho được một công việc làm trong nhà nước. Lao động trong xã làm cho tư nhân chiếm 81,67%, làm trong khu vực nhà nước chiếm 13,33%, còn lại là làm trong khu vực tự do (5%). Nhiều lao động lựa chọn khu vực tư nhân
để làm việc là do khu vực này cần nhiều lao động ở các mức độ trình độ khác nhau, thủ tục để được vào làm khá đơn giản và không mất nhiều chi phí xin việc, có mức lương phù hợp với năng lực của họ… Số lao động di cư làm việc trong khu vực tự do chủ yếu là lao động có công việc không ổn định nên họ thường lựa chọn nơi làm việc ít bị ràng buộc.