Điều kiện dân số và lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 46 - 49)

- Đối với nơi nhập cư

3.1.2.1Điều kiện dân số và lao động

Con người là nguồn vốn quan trọng nhất trong 5 nguồn vốn của người dân. Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội.

Việc tìm hiểu cơ cấu dân số và lao động giúp nắm bắt được tiềm năng và sự phân bố về nguồn nhân lực của địa phương trong các lĩnh vực sản xuất và phân bổ địa bàn dân cư. Dân số của một địa phương phản ánh được sức sản xuất của địa phương đó, dân số đông, nguồn lao động dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình

sản xuất. Tuy vậy, nó có thể trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương cũng như toàn xã hội khi nảy sinh các vấn đề: công ăn việc làm, bùng nổ dân số, an ninh trật tự, chất lượng cuộc sống,… Để thấy được tình hình dân số và lao động của xã, ta xem xét bảng sau:

Qua số liệu dưới ta thấy, dân số của xã biến động không nhiều. Khi xã hội phát triển, trình độ dân trí được nâng cao việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con để nuôi dạy con tốt được người dân áp dụng rộng rãi hơn.

Dưới đây là kết quả cụ thể:

Về nhân khẩu: Tổng nhân khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 5818 nhân khẩu, năm 2010 là 5854, như vậy tăng 36 nhân khẩu. Đến năm 2011 thì tăng 97 nhân khẩu so với 2009 tức là tăng 1,66%. Ở xã cũng có nhiều hộ gia đình neo đơn, ví dụ hộ nhưng chỉ có 2 khẩu thậm chí là 1 khẩu, đó là những người già. Nhưng bên cạnh đó gia đình vượt kế hoạch 5-7 con vì thế xét bình quân nhân khẩu/hộ thì năm 2011 là 4,86 khẩu/hộ và thấp hơn 2009 là 4,9 khẩu/hộ. Tuy chênh lệch không nhiều nhưng là dấu hiệu đáng mừng trong việc kiểm soát sự bùng nổ dân số và trong tương lai con số này càng phải được giảm xuống.

Năm 2011 xã có 1217 hộ, tăng 32 hộ hay 2,7% so với năm 2009. Nhìn chung cả hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng, nhưng tốc độ tăng của hộ phi nông nghiệp cao hơn: So sánh 2009 và 2011 thì hộ phi nông nghiệp tăng 20 hộ, tương đương 5,6%, hộ nông nghiệp chỉ tăng 13 hộ hay 1,53%. Kết quả này cho thấy càng rõ sự chuyển dịch lao động trong các ngành.

Tào Sơn là một địa bàn thuần túy sản xuất nông nghiệp nên hầu hết nguồn nhân lực vẫn tập trung cho ngành nông nghiệp (>70%). Trong năm 2011, hộ nông nghiệp là 859 hộ chiếm 70,58%, số hộ phi nông nghiệp 358 hộ chiếm 29,41%. Với tỷ lệ này cho thấy kinh tế toàn xã phát triển chưa cao và không ổn định còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Bảng 3.1: Biến động dân số lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm (2009-2011)

Chỉ tiêu ĐVT SL 2009 % SL 2010 % SL 2011 % +/-2011/2009%

1. Tổng nhân khẩu Khẩu 5818 100 5854 100 5915 100 97 101,66

2. Tổng số hộ Hộ 1185 100 1196 100 1217 100 32 102,70 1.1. Hộ NN Hộ 846 71,39 851 70,85 859 70,58 13 101,53 1.2. Hộ PNN Hộ 339 28,61 350 29,15 358 29,41 20 105,60 3. Tổng LĐ 3500 100 3574 100 3593 100 93 102,65 3.1. LĐ NN LĐ 2237 63,92 2198 61,50 2135 59,42 -102 95,44 3.2. LĐ PNN LĐ 1263 36,08 1376 38,50 1458 40,58 195 115,44

4. BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu/hộ 4,90 - 4,89 - 4,86 - -0,04 99,18

5. BQ LĐ/ hộ LĐ/hộ 2,95 - 2,98 - 2,95 - 0 100

Về lực lượng lao động: Tổng lao động toàn xã năm 2011 là 3593 lao động Cùng với quá trình đô thị hóa là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng lao động nhưng có xu hướng giảm dần năm 2009 có 2237 lao động nông nghiệp, năm 2010 có 2198 lao động, năm 2011 có 2135 lao động. 2011/2009 giảm 102 lao động (4,56%) nông nghiệp. Lao động lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 40,58% (1458 lao động) trong tổng lao động ở năm 2011 và đang tăng mạnh (15,44%). Sở dĩ có xu hướng như vậy là do giá trị mang lại từ khu vực phi nông nghiệp ngày càng cao hơn, đồng thời diện tích đất canh tác dần dần bị thu hẹp, diễn biến thời tiết khí hậu bất lợi. Người lao động không còn hi vọng có thể làm giàu trong lĩnh vực nông nghiệp, thường những người có vốn, có đầu óc đều chuyển sang nghề dịch vụ và buôn bán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 46 - 49)