Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 81 - 84)

- Công nghiệp và xây dựng

4.4.1.1.Về mặt kinh tế

d) Thời gian di cư của lao động

4.4.1.1.Về mặt kinh tế

Có thể nói vai trò không thể phủ nhận được của di cư là tiền gửi về nhà, bản thân người di cư thì có việc làm, có thu nhập, thu nhập của gia đình cũng tăng thêm. Mỗi hộ gia đình như một tế bào xã hội, khi tế bào này phát triển thì sẽ kéo theo sự phồn thịnh của xã hội. Vì thế, di cư phần nào làm thay đổi bộ mặt của địa phương, hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp ở địa phương như: Đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, các khoản ủng hộ hay các loại khác.

Bảng 4.16: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2011

Chỉ tiêu Số LĐ %

1. Không gửi tiền về 6 10

2. Gửi tiền về từ 1-3 trđ/năm 34 56,67

3. Gửi tiền về từ 3-6 trđ/năm 18 30

4. Gửi tiền về từ 6 trđ/năm trở lên 2 3,33

Tổng số hộ điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Tình hình trang bị mua sắm tài sản, vật dụng

Ngoài tiết kiệm thì mức trang bị mua sắm tài sản cũng thể hiện kết quả của quá trình di cư. Nhiều người không sử dụng thu nhập của mình để tiết kiệm mà mua sắm các loại tài sản như: Nhà cửa, xe máy, đất đai, ti vi, tủ lạnh, điện thoại,... Có nhiều lao động khấm khá thì trong cùng thời gian di cư một người cũng có thể sắm được rất nhiều tài sản

Bảng 4.17: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo mức tài sản mua sắm được của các lao động điều tra năm 2011

Chỉ tiêu Số lượng (LĐ) % 1. Nhà cửa 2 3,33 2. Mua đất 2 3,33 3. Xe máy 25 41,67 4. Máy vi tính 3 5 5.Tivi, tủ lạnh 1 1,67 6. Điện thoại 23 38,33

7. Tài sản khác 42 70

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Qua bảng 4.17 tài sản mua sắm được của những lao động di cư điều tra thấy rõ một điều, chất lượng cuộc sống của người lao động di cư còn rất thấp. Các loại tài sản cần nhiều tiền như đất đai, nhà cửa thì ít người có thể trang bị được cụ thể là có 4 lao động trong 60 lao động mua được đất hoặc mua nhà chiếm 6,67% tổng lao động điều tra. Lao động của xã di cư ra thành phố chủ yếu làm công nhân chỉ số ít là làm trong văn phòng nên laptop, máy vi tính không phải là tài sản cần thiết, qua điều tra thì có 3 máy vi tính. Một mặt hàng xa xỉ đối với những lao động di cư nữa là tivi, tủ lạnh. Tuy giá trị tivi không cao nhưng do không có thời gian để xem nên rất ít người mua sắm.

Xe máy là phương tiện đi lại cần thiết cho mọi người và lao động di cư cũng không ngoại lệ, xe máy giúp cho người lao động chủ động đi làm đúng thời gian, đặc biệt người làm công việc vận chuyển hay phải đi lại nhiều. Trong 60 lao động điều tra thì có tới 25 lao động có xe máy chiếm 41,67% tổng lao động điều tra.

Rời quê lên thành phố xa xôi làm ăn, chỉ có dịp tết mới được về nhà, phương tiện liên lạc và cũng là người bạn của người lao động đó là điện thoại. Xã hội ngày càng phát triển, điện thoại trở thành mặt hàng thông thường vì thế hầu hết lao động di cư đều sử dụng điện thoại. Nhưng tính trong khoảng thời gian di cư thì có 23 lao động trong 60 lao động mua sắm, số còn lại là có điện thoại trước khi di cư.

Ngoài những tài sản trên thì còn nhiều tài sản nhưng giá tri không lớn dùng để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm, trang sức,...các vật dụng khác như nồi điện, bếp ga,... Đây là những đồ dùng cần thiết nên có tới 70% lao động phải mua sắm nó.

- Số hộ thay đổi mức sống trước và sau khi có lao động di cư

Hộ nghèo 1 0

Hộ Trung Bình 27 25

Hộ khá 10 13

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Như vậy cho ta thấy sau khi có lao động di cư thì số hộ nghèo đã không còn nữa và số hộ khá ngày càng tăng lên đó là một tín hiệu đáng mừng cho các hộ gia đình. Nhưng bên cạnh đó có 4 lao động đã bị “lừa” qua các công ty mua giới (chủ yếu là nữ). Các công ty này đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của lao động để ép giá nhà ở, cố tình tăng thơig gian thử việc, làm tăng ca nhưng không được hưởng thêm tiền công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 81 - 84)