- Công nghiệp và xây dựng
d) Thời gian di cư của lao động
4.4.1.2. Về mặt văn hóa, xã hộ
Lao động di cư tác động đến lối sống - văn hóa, ở đây nói đến sự thay đổi cả về văn hóa lối sống của người đi và người ở nhà, tác động đến văn hóa của địa phương và xã hội. Từ nông thôn, người lao động ra thành phố, sự thay đổi môi trường cũng như điều kiện sống đã làm cho nhiều người LĐDC trở về thay đổi lối sống và nhiều thứ khác. Người lao động sau khi trở về quê đã không muốn trở lại với đồng ruộng mà muốn có một công việc nhàn hạ hơn, không phải chân lấm tay bùn. Rất nhiều người muốn đi thêm lần nữa. Họ cho rằng khi đi LĐDC thì tiền họ làm ra nhiều hơn, kinh tế gia đình cũng hơn hẳn so với ở nhà. Có nhiều người dùng tiền tiết kiệm được trong mấy năm trời đi làm ăn xa để đầu tư kinh doanh buôn bán, tiếp tục mưu sinh bền vững. Đây chính là những điều tích cực mà LĐDC đã mang lại về mặt tư tưởng, suy nghĩ của người dân sau khi đi LĐDC trở về. Người lao động khi đến làm việc trở về sẽ học được cách sống theo lối văn minh, họ đem lối sống đó về cho địa phương giúp cho văn hóa của địa phương càng thêm đa dạng và độc đáo.
Khi có tiền trả hết nợ nần, thì người dân dùng số tiền còn lại để mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe máy, sửa chữa nhà cửa,...Theo đó cuộc sống của một số hộ gia đình có người LĐDC thành công sẽ tốt hơn, văn hóa hơn. Ngược lại, nếu di cư lao động không thành công thì cuộc sống gia đình người LĐDC sẽ thêm phần
vất vả, lối sống cũng thay đổi tiêu cực như cãi vã, xung đột lẫn nhau, sinh ra tâm trạng chán nản. Hay cùng với những ngôi nhà khang trang, những gia đình có cuộc sống sung túc hơn trước là những gia đình đổ vỡ, người chồng sa vào cờ bạc, rượu chè, trai gái nhiều hơn.
• Các mối quan hệ với chính quyền địa phương, quan hệ với hàng xóm láng giềng:
Chính quyền địa phương có các giải pháp hỗ trợ như giúp đỡ giới thiệu việc làm, pháp luật để người dân hiểu, hỗ trợ vốn vay cho người dân nộp phí xuất cảnh hay các vấn đề khác. Bên cạnh đó vẫn có nhiều ý kiến cho rằng chính quyền địa phương không quan tâm đến những người LĐDC, không có bất kỳ một sự hỗ trợ nào.
Ngoài mối quan hệ với chính quyền địa phương, quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn được duy trì tốt. Người dân nông thôn vốn sống chan hòa tình nghĩa, không có sự kì thị ghét bỏ hay thiếu tôn trọng đối với người LĐDC.