- Đối với nơi nhập cư
2.2.4 Lược khảo một số công trình liên quan
+ Điều tra di cư của Việt Nam năm 2004 của Tổng Cục Thống Kê: Những kết quả chủ yếu về cuộc điều tra di cư năm 2004 là một cuộc điều tra mẫu về tình hình di dân trong nước đến một số khu vực trọng điểm tiêu biểu cho ba luồng di cư chính đến các thành phố lớn, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Mục đích của cuộc điều tra là góp phần cải thiện sự hiểu biết về các lĩnh vực: quá trình di cư bao gồm quyết định di cư, các bước di chuyển và hòa nhập ở nơi đến. Các yếu tố kinh tế - xã hội, nhân khẩu học và các yếu tố thuận lợi đối với di cư, kết quả di chuyển đối với người di cư và gia đình, gồm thu nhập và việc làm, điều kiện sống và nhà ở, gửi tiền cho gia đình. Tiếp cận các dịch vụ xã hội và y tế, sinh hoạt và giải trí, thích nghi và thay đổi lối sống, so sánh tình trạng người di cư và người không di cư tại nơi đến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kinh tế là động lực thúc đẩy di cư.
+ Lao động nữ di cư tự do nông thôn – thành thị (Hà Thị Phương Tiến – Hà Quang Ngọc, 2000): Những thông tin cơ bản về bản thân và gia đình liên quan đến lịch sử của sự chuyển cư. Thông tin về việc làm của người di cư, tác động của việc làm tới sức khỏe người phụ nữ, các áp lực xã hội, những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc lao động di cư tự do, những tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị của người lao động. Người lao động nữ di cư tự do ra thành thị cũng có những lợi thế nhất định so với nam giới, việc ra đi của họ đã góp phần quan trọng cho thu nhập của gia đình, tuy nhiên cũng có không ít những rủi ro, khó khăn đe dọa họ.
+ Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng di cư lao động trên địa bàn xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Bùi Thị Thúy, lớp KT50A, năm 2009, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Phần tổng quan tài liệu tác giả đã nêu bật được các khái niệm về di cư, di cư lao động. Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu, điều tra số liệu sơ cấp và thứ cấp, Phân tích và xử lý số liệu đã được điều tra tổng hợp để đánh giá thực trạng di cư lao động trên địa bàn xã, cuối cùng tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá. Phần
kết quả nghiên cứu tác giả đã lên thực trạng di cư lao động của xã, phân tích các chỉ tiêu đánh giá, tìm hiểu được các nguyên nhân gây ra hiện tượng di cư của lao động, đánh giá tác động của di cư lao động lên đời sống của bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của các hình thức di cư lao động của xã trong thời gian tới.
PHẦN III