Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 67 - 69)

- Công nghiệp và xây dựng

b)Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động di cư đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình đi tìm việc làm và tham gia vào việc sản xuất kinh doanh của chính bản thân người di cư.Theo nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế TW (2006) về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: Những người di cư thành công là những người có trình độ cao hơn, trẻ tuổi và ít đất đai. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế nên lao động di cư có trình độ cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Lao động ngay trên địa bàn xã cũng vậy.

Bảng 4.6: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các lao động điều tra năm 2011

Trình độ Số lượng (LĐ) %

Trình độ học vấn 1. Cấp I 2 3,33

2. Cấp II 16 26,67

3. Cấp III 42 70

Tổng lao động điều tra 60 100

Trình độ chuyên môn 1. Không 31 51,67 2. Trung cấp 11 18,33 3. Cao đẳng 6 10 4. Đại học 11 18,33 5. Trên đại học 1 1,67

Tổng lao động điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011) - Trình độ học vấn

Trình độ học vấn hay trình độ văn hóa được thể hiện bằng lớp học, cấp học của người lao động di cư. Có 3 cấp I, II, III trong đó trình độ học cấp 3 là mức cao nhất.

Với xu thế ngày càng coi trọng giáo dục, nâng cao trình độ thì trên địa bàn xã Tào Sơn cũng đạt được thành quả nhất định. Có tới 70% lao động có trình độ lớp 12, có 26,67% lao động ở trình độ trung học phổ thông 3,33% cấp tiểu học. Nhờ đó, phần nào tạo điều kiện cho lao động trong việc tìm kiếm việc làm được dễ dàng hơn. Tuy vậy, trình độ chuyên môn của lao động vẫn còn rất hạn chế.

- Trình độ chuyên môn

So với cả nước, trình độ lao động được đào tạo của xã khá cao. Trình độ đại học (18,33%) và trên đại học (1,67%) là 20% của những lao động điều tra. Trong khi đó, cả nước lao động đại học trở lên chỉ có 5,0%. Với mức trình độ này tạo điều kiện thuận lợi cho lao động xã trong công việc.

Trong 60 lao động điều tra thì hơn ½ lao động không được đào tạo, cụ thể là 32 lao động tương ứng với 51,67%. Nhiều lao động suy nghĩ chỉ học để có bằng cấp II, III rồi đi làm thuê, học cao vừa tốn nhiều chi phí ra trường cũng khó tìm việc làm phù hợp, cuối cùng cũng làm thuê. Chính trình độ chuyên môn của người lao động không cao nên luôn chịu thiệt thòi khi cạnh tranh với lao động ở khu vực thành thị. Họ phải làm chủ yếu là công việc chân tay, nặng nhọc nhưng lại được hưởng lương thấp hơn. Qua đây ta thấy, cần thiết phải nâng cao trình độ cho người lao động đặc biệt trong quá trình hội nhập phát triển. Muốn vậy thì cần phải chú trọng đào tạo từ các cấp thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 67 - 69)