Phạm vi di cư (vùng đi, vùng đến) của lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 63 - 65)

- Công nghiệp và xây dựng

4.2.2Phạm vi di cư (vùng đi, vùng đến) của lao động

Theo phương pháp điều tra chọn mẫu thì 60 lao động điều tra nằm trong 3 thôn: thôn 2 gồm có 15 lao động di cư đi chiếm 25% trong tổng lao động điều tra. Trong đó có 4 lao động (6,67%) ra phía Bắc, 5 lao động di cư tới Miền Trung và Tây Nguyên còn lại 6 lao động vào Miền Nam chiếm 10% tổng số lao động điều tra. Thôn thứ 2 trong cuộc điều tra là thôn 4 có 21 lao động chiếm 35% trong 60 lao động trong đó chủ yếu là vào Miền Nam chiếm 18,33% tổng lao động điều tra. Thôn cuối là thôn 12 là thôn có ít cơ hội phát triển nhất, năm xa trung tâm xã và chủ yếu là vùng núi. Thôn này có nhiều lao động di cư nhất là 24 lao động chiếm 40% tổng lao động điều tra và cũng được phân chia thành 3 vùng di cư tới: miền Bắc 5 lao động (8,33%); Miền Trung và Tây Nguyên 3 lao động (5%); Miền Nam 16 lao động (26,67%) trong tổng lao động điều tra). Qua vùng xuất cư đi phần nào ta thấy được mối qua hệ giữa kinh tế vùng và di cư, giữa điều kiện tự nhiên và số lượng lao động di cư. Thôn 2 là thôn phát triển nhất của xã tập trung các cơ sở, UBND, trường học, trạm xã, chợ,... là vùng tập trung dân nhiều nhất và chủ yếu thuộc về lĩnh vực phi nông nghiệp hay dịch vụ và buôn bán vì thế thu nhập của họ khá hơn, ổn định hơn nên ít chịu ảnh hưởng của phong trào di cư này. Còn thôn 12 xa trung tâm chủ yếu là làm nông nghiệp nhưng đất đai hạn chế, phần lớn là đồi núi. Kinh tế luôn ở trong thế bị động vì thế họ muốn di cư lên thành phố với hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nơi đến của dòng người di cư thể hiện một phần tính chất của quá trình di cư. Tùy theo mục đích của đối tượng di cư mà lựa chọn những điểm đến khác nhau. Nhưng chủ yếu lao động di cư tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi hơn về thu nhập, cơ hội việc làm, chất lượng cuộc sống,… Bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào điều kiện của bản thân lao động di cư như khả năng, trình độ, mối quan hệ.

Bảng 4.4: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo vùng đi và vùng đến của các lao động điều tra năm 2010

Vùng đi Vùng tới Số lượng

(LĐ) %

Thôn 2

1. Di cư ra phía Bắc 4 6,67

2. Di cư vào MTrung và Tây Nguyên 5 8,33

3. Di cư vào phía Nam 6 10

Tổng 15 25

Thôn 4

1. Di cư ra phía Bắc 5 8,33

2. Di cư vào MTrung và Tây Nguyên 5 8,33

3. Di cư vào phía Nam 11 18,33

Tổng 21 35

Thôn 12

1. Di cư ra phía Bắc 5 8,33

2. Di cư vào MTrung và Tây Nguyên 3 5

3. Di cư vào phía Nam 16 26,67

Tổng 24 40

Tổng

1. Di cư ra phía Bắc 14 23,33

2. Di cư vào MTrung và Tây Nguyên 13 21,67

3. Di cư vào phía Nam 33 55

Tổng lao động điều tra 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)

Hướng di chuyển của dòng người di cư cho thấy thị trường sử dụng lao động tiềm năng là các thành phố lớn, có nhiều cơ hội việc làm và được trả lương cao. Bên cạnh đó người di cư biết trao đổi và cung cấp thông tin cho nhau để cùng di cư, tạo thành các đợt di cư với số lượng lớn.

Qua điều tra thực tế cho thấy luồng lao động di cư của xã. Lao động di cư vào phía Nam là lớn nhất 33 lao động chiếm 55% trong tổng lao động điều tra, khu vực này gồm: Thành phố lớn như Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai…Có nhiều yếu tố cấu thành tạo nên hướng dịch chuyển này như: cuộc sống, con người niềm Nam thoải mái không quá bon chen; lối sống hiện đại; khí hậu không quá khắc nghiệt;…

Tuy vậy, động lực lớn nhất vẫn là yếu tố thuộc về kinh tế. Đây là vùng tập trung hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo ra một thị trường về lao động dồi dào với mức lương hấp dẫn. Và chính điều đó phù hợp với kỳ vọng của người lao động: tìm được việc làm phù hợp, có mức lương khá. Trong 60 lao động điều tra có 3 lao động có mức thu nhập ≥5 triệu đồng chiếm 5% trong tổng lao động điều tra và điều đặc biệt là 3 lao động này đều thuộc khu vực phía Nam. Ngoài ra, nơi đây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm việc làm hơn các vùng khác như tuyển dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp, dựa vào khả năng thực sự của người lao động. Ta thấy, trong số 33 lao động di cư thì chỉ có 5 lao động có trình độ đại học, 2 lao động là cao đẳng nhưng nhìn chung thì mức lương của khu vực này đều lớn hơn.

Có14 lao động là đi ra phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…tương ứng 23,33% trong tổng lao động điều tra. Cũng là vùng có nền kinh tế phát triển nhưng khu vực này thu hút chủ yếu những lao động có đào tạo và mức lương cũng thấp hơn so với khu vực miền Nam. Lý do đó nên ít lao động muốn tìm việc ở khu vực này.

Phần còn lại là di cư tới miền Trung và Tây Nguyên 21,67%. Trước đây nhà nước có chương trình di chuyển dân cư và lao động tới Tây Nguyên theo kế hoạch nhưng hiện nay không còn. Tuy vậy, nông dân vẫn chuyển tới làm ăn do đây vẫn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an” (Trang 63 - 65)