Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty In và sản xuất bao bì Thái Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in và sản xuất bao bì thái bình dương (Trang 55 - 61)

Bình Dương thời kỳ 2012 - 2014

Trong những năm qua, thế giới có sự biến động về nền kinh tế và Việt Nam cũng ảnh hưởng không ít bởi điều đó. Nhưng bằng tất cả sự nỗ lực của những người lao động cùng với kinh nghiệm trong công tác quản lý của Ban Giám đốc mà Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều đó được phản ánh qua tình hình kinh doanh của Công ty, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 +/- % +/- %

Doanh thu thuần 66,1 73,5 77,3 7,4 11,1 3,8 5,3 Lợi nhuận thuần 17,9 22,1 20,1 4,2 23,3 -2 -9 Nộp ngân sách 4,5 5,5 5 1 22,2 -0,5 -9 Lợi nhuận sau thuế 13,4 16,6 15 3,2 24 1,6 -10,2

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình Dương)

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty tăng hằng năm. Cụ thể nếu như năm 2012, Công ty mới chỉ đạt 66,1 tỷ đồng thì sang năm 2013, con số này tăng lên 73,5 tỷ đồng, hay tăng 7,4 tỷ và tương ứng tăng 11,1%. Sang năm 2014, doanh thu tăng 3,8 tỷ đồng và tăng đạt 5,3% so với năm 2013. Tuy nhiên khi lấy chỉ tiêu về lợi nhuận thuần thì lại có một số biến động thể hiện ở chỗ: năm 2012 lợi nhuận của Công ty đạt 17,9 tỷ và năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 4, 2 tỷ đồng (tăng tương ứng là 23,3%). Nhưng khi sang năm 2014, lợi nhuận lại giảm so với năm 2013 là 2 tỷ đồng với mức giảm tương ứng 9%. Một nguyên nhân mà Công ty cho biết về sự giảm lợi nhuận này chính là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Hơn thế nữa, vì hiện nay mọi vật giá đều leo thang kèm với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại nên nhập về một số máy móc với lượng chi phí khá lớn, kèm theo giá cả nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Do đó mà lợi nhuận của Công ty năm 2014 đã có sự giảm sút so với 2 năm trước.

Bảng 2.2. Nguồn vốn của Công ty thời kỳ 2012-2014

ĐVT: Đồng

Nội dung chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm

2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) TÀI SẢN 68.446.983.938 100 75.175.176.736 100 82.649.966.205 100 6.728.192.798 9,8 7.474.789.469 9,0 A.Tài sản ngắn hạn 40.104.722.230 58.6 42.581.575.772 56,6 44.387.912.899 53,7 2.476.853.542 6,2 1.806.337.127 4,2

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 22.635.538.500 33.1 23.767.315.425 31,6 26.030.869.275 31,5 1.131.776.925 5,0 2.263.553.850 9,5

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 14.120.502.428 20,6 15.532.552.671 20.7 14.911.250.564 18,0 1.412.050.243 10,0 (621.302.107) -4,0

IV.Hàng tồn kho 3.348.681.302 4,9 3.281.707.676 4,4 3.445.793.060 4,2 (66.973.626) -2,0 164.085.384 5,0

V.Tài sản ngắn hạn khác

B.Tài sản dài hạn 28.342.261.708 41,4 32.593.600.964 43,4 38.262.053.06 46,3 4.251.339.256 15,0 5.668.452.342 17,4

I.Các khoản phải thu dài hạn

II.Tài sản cốđịnh 28.342.261.708 41,4 32.593.600.964 43,4 38.262.053.06 46,3 4.251.339.256 15,0 5.668.452.342 17,4 NGUỒN VỐN 68.446.983.938 100 75.175.176.736 100 82.649.966.205 100 6.728.192.798 9,8 7.474.789.469 9,0 A.Nợ phải trả 36.453.248.258 53,3 37.171.453.585 49,4 41.396.056.896 50,1 718.205.327 2,0 4.224.603.311 11,4 I.Nợ ngắn hạn 36.453.248.258 53,3 37.171.453.585 49,4 41.396.056.896 50.1 718.205.327 2,0 4.224.603.311 11,4 II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 31.993.735.680 46,7 38.003.723.151 50,6 41.253.909.309 49,6 6.009.987.471 18,8 3.020.014.893 7,9 I.Vốn chủ sở hữu 27.000.000.000 39,4 33.000.000.000 43,9 36.000.000.000 43,6 6.000.000.000 22,2 3.000.000.000 9,1

II. Nguồn kinh phí, quỹ 4.939.520.280 7,3 5.003.723.151 6,7 5.253.909.309 6,0 9.987.471 0,2 250.186.158 0,4

Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty tăng dần qua hàng năm. Cụ thểlà trong năm 2012, nếu như nguồn vốn của Công ty là 68.446.983.938 đồng thì sang năm 2013 nguồn vốn của Công ty tăng lên 75.175.176.736 đồng, tương ứng với mức tăng 9,8%. Sang năm 2014, nguồn vốn trong kinh doanh của Công ty lại tiếp tục tăng, cụ thể là tăng 7.474.789.469 đồng, tăng 9,0% so với năm 2013. Phần lớn trong nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay và tài sản ngắn hạn.

- Xét vềcơ cấu tài sản của Công ty

Nhìn chung ta thấy được trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm một phần lớn, có sự giảm nhẹ qua các năm. Trong năm 2012, tài sản ngắn hạn chiếm 58,6%, sang năm 2013 thì chỉ còn 56,6% và năm 2014 tài sản ngắn hạn trong Công ty chỉ chiếm 53,7%. Như vậy qua các năm ta thấy được tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản có sự suy giảm không đáng kể. Trong đó tiền và các khoảng tương đương tiền tăng dần qua các năm. Năm 2012 tiền và các khoảng tương đương tiền chỉ có 22.635.538.500 đồng, nhưng sang năm 2013 thì tăng lên 23.767.315.425 đồng, tương ứng tăng 5% và sang năm 2014 thì tiền và các khoản tương đương tiền lại tiếp tục tăng lên tương ứng là 9,5%. Hàng tồn kho năm 2013 lại có sự suy giảm so với năm 2012, tương ứng mức giảm là 66.973.626 đồng, nhưng sang năm 2014 thì hàng tồn kho lại tăng mạnh với mức tăng tương ứng là 164.085.384 đồng, tăng 5% so với năm 2013. Trong khi đó thì các khoản phải thu của Công ty có sự ngược lại, năm 2013 hàng tồn kho giảm nhưng các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng lên so với năm 2012 là 10%. Sang năm 2014, các khoản phải thu lại giảm đi 4% so năm 2013 thì hàng tồn kho của Công ty năm 2014 lại tăng lên 5% so với 2013. Như vậy điều này đã làm ảnh hưởng và có tác động không hề tốt đến tình hình sử dụng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tài sản cốđịnh cũng chiếm một phần không nhỏtrong cơ cấu tài sản của Công ty. Tài sản cố định của Công ty cũng tăng dần qua các năm như vậy chứng tỏ hằng năm Công ty luôn có những sự chú trọng đầu tư vào máy móc trang thiệt bị để có thểđáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trên thị trường. So với năm 2012 thì tài sản cố định của Công ty đầu tư vào năm 2013 tăng 15% . Trongnăm 2014, tài sản cốđịnh Công ty đầu tư nhiều hơn nữa nên tăng lên 17,4% so với năm 2013. Và đây là một trong những yếu tố nó có ảnh hưởng lớn đến việc tăng lợi nhuận của Công ty.

Qua đây ta cũng thấy được sựđầu tư vào trang thiết bị, máy móc phục vụ cho họat động kinh doanh của Công ty cũng có sựtăng dần qua các năm làm thể hiện ở sựtăng dần tài sản cốđịnh từnăm 2012 – 2014, trong khi đó thì nguồn vốn của Công ty cũng tăng dần qua các năm. Điều đó cũng chứng minh rằng Công ty luôn có khả năng tự chủ nguồn vốn và nguồn vốn của Công ty luôn được sử dụng đầu tư một cách thiết thực thồng qua việc tăng tài sản cốđịnh qua các năm.

 Xét vềcơ cấu nguồn vốn

Nhìn khái quát về nguồn vốn của Công ty ta cũng thấy được nợ ngắn hạn của Công ty giảm dần qua các năm. So với năm 2012 thì năm 2013, nợ ngắn hạn của Công ty giảm 2% nhưng sang năm 2014 thì nợ ngắn hạn của Công ty lại tăng lên so với năm 2013 thì tăng 11,4%. Có thểdo Công ty tăng lương và trảcho người lao động khi nhân viên được tuyển chọn đông để có thể đáp ứng những nhu cầu bức thiết của khách hàng. Hơn nữa nhìn qua ta cũng thấy được vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012 thì chỉcó 27.000.000.000 đồng nhưng sang năm 2013 thì tăng lên 33.000.000.000 đồng tăng tương ứng là 22% cho thấy Công ty luôn muốn nâng cao khảnăng tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên sang năm 2014 thì vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với năm 2013 là 9,1% trong khi đó nợ ngắn hạn của Công ty năm 2014 lại tăng 11,4% như vậy đây là một dấu hiệu không hề tốt của Công ty.

- Các tỷ số về khảnăng sinh lời của Công ty

Bảng 2.3. Các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận sau thuế (đồng) 13.410.375.627 16.538.491.792 15.048.854.761 Doanh thu thuần (đồng) 66.125.449.566 73.472.721.740 77.339.707.095 Tổng tài sản (đồng) 68.446.983.938 75.175.176.736 82.649.966.205 Vốn chủ sở hữu (đồng) 27.000.000.000 33.000.000.000 36.000.000.000

Tỷ suất LNST trên DT (%) 20,28 22,51 19,46

ROA (%) 19,59 22 18,21

ROE (%) 49,67 50,12 41,8

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình

Nhận xét:

Nhìn chung ta thấy được năm 2013, tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty cao nhất trong 3 năm qua và chúng biến động qua các năm từ 2012 – 2014. Cụ thể như sau:

- Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu chiếm 20,28%, năm 2013 thì tỷ suất này tăng lên 22,51% nhưng sau đó sang năm 2014 thì lại giảm xuống chỉ còn 19,46% so với năm 2013. Qua tỷ số trên ta thấy năm 2012 thì cứ1 đồng doanh thu thu vào sẽ tạo ra được 0,2028 đồng lợi nhuận sau thuế, 1 đồng doanh thu thu được năm 2013 sẽ tạo ra được 0,2251 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2014 thì 1 đồng doanh thu chỉ còn tạo ra 0,1946 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy lợi nhuận sau thuếthu được từ doanh thu thuần năm 2013 đạt hiệu quả cao nhất so với 2 năm còn lại là 2012 và 2014.

- Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của Công ty chiếm 19,59% có nghĩa là cứ1 đồng tài sản đưa vào trong hoạt động kinh doanh sẽthu được 0,1959 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013 thì kinh doanh có vẻ khảthi hơn khi tỷ suất tăng lên 2,41% (22%) so với năm 2012, có nghĩa là 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh trong năm 2013 thì sẽ tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng sang năm 2014 thì tỷ suất này lại giảm chỉ còn 18,21%, có nghĩa là 1 đồng tài sản đưa vào trong hoạt động kinh doanh chỉ thu được 0,1821 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ rằng qua các năm, lợi nhuận sau thuếthu được từ tài sản của Công ty có sự bất ổn định và nó thể hiện một điều là Công ty chưa sử dụng tốt tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

- Đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), năm 2012 Công ty có tỷ suất chiếm 49,67% tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh thì sẽ thu được 0,4967 đồng lợi nhuận sau thuế. Kinh doanh của Công ty dường như khởi sắc hơn khi sang năm 2013, tỷ suất này tăng lên chiếm 50,12% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh thu được 0,5012 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên sang năm 2014, thì 1 đồng vốn bỏ ra công ty chỉ thu được 0,41 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2014, khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu không ổn định so với năm 2013 trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 2014 so với 2 năm còn lại không tốt.

- Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản/ Nợ phải trả

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Bảng 2.4. Phân tích các tỷ số phản ánh khảnăng thanh toán

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tài sản ngắn hạn (đồng) 40.104.722.230 42.581.575.772 44.387.912.899 Hàng tồn kho (đồng) 3.348.681.302 3.281.707.676 3.445.793.060 Nợ ngắn hạn (đồng) 36.453.248.258 37.171.453.585 41.396.056.896 Nợ phải trả(đồng) 36.453.248.258 37.171.453.585 41.396.056.896 Tiền và các khoản tương đương tiền (đồng) 22.635.538.500 23.767.315.425 26.030.869.275 Tổng tài sản (đồng) 68.446.983.938 75.175.176.736 82.649.966205 Hệ số thanh toán hiện hành 1,88 2,02 1,99 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,1 1,14 1,07

Hệ số thanh toán nhanh 1,01 1,06 0,99

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,62 0,64 0,63

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình

Dương)

Nhận xét:

- Dựa vào bảng 2.4 trên ta thấy khảnăng thanh toán hiện hành là chỉ tiêu phản ánh khảnăng đảm bảo thanh toán các khoản nợ của Công ty bằng tài sản Cụ thể là:

Nếu như trong năm 2012, cứ 1 đồng nợ phải trả thì có 1,88 đồng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ thì năm 2013, hệ số thanh toán hiện hành lại tăng lên. Trong năm 2013, cứ 1 đồng nợ phải trả thì được đảm bảo bởi 2,02 đồng tài sản của Công ty. Tuy nhiên sang năm 2014, con số này nó lại giảm nhưng sự suy giảm ấy lại không đáng kể. Cụ thể là cứ1 đồng nợ phải trả của Công ty thì được đảm bảo bởi 1,99 đồng tài sản.

Trong 3 năm hệ số này luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy Công ty hoàn toàn có thể dùng tài sản của mình để thành toán các khoản nợ công khi đáo hạn. Chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty khá là tốt

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợđến hạn bằng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty qua 3 năm rất tốt.

Cụ thểlà năm 2012, cứ1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1,1 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2013 thì với 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,14 đồng tài sản ngắn hạn và năm 2014 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,07 đồng tài sản ngắn hạn của Công ty.

- Hệ số thanh toán nhanh vào năm 2012 là 1,01, có nghĩa là trong năm này cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,01 đồng tài sản ngắn hạn khi loại trừ hàng tồn kho. Đến năm 2013 hệ số này lại tăng lên 1,14, khi đã loại trừ hàng tồn kho thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 1.14 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2014 thì hệ số này lại giảm chỉ còn 1,07 tức là cứ1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1,07 tài sản ngắn hạn khi đã loại trừ hàn tồn kho. Cho thấy các hệ số này đều lớn hơn 1 nên khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đã trừ hàng tồn kho khá tốt, trong đó năm 2013 khả năng thanh toán tốt nhất.

- Đối với hệ số thanh toán bằng tiền thể hiện khảnăng thanh toán tức thì cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã đến hạn trả. Năm 2012, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,62 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2013 thì được đảm bảo bởi 0,64 và năm 2014 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,63 đồng tiền.

Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của Công ty qua các năm đều lớn hơn 0,5, nó chứng minh một điều là Công ty có khảnăng thanh toán tức thì các khoản nợ ngắn hạn tốt. So với năm 2012 thì năm 2013, khả năng thanh toán của Công ty tăng rõ rệt thể hiện ở việc hệ số thanh toán năm 2013 lớn hơn hệ số thanh toán nhanh năm 2012. Chứng tỏđây là một điều tốt. Nhưng sang năm 2014, hệ số thanh toán lại nhỏhơn năm 2013 nhưng vẫn lớn hơn 0,5 đảm bảo sự an toàn cho khảnăng thanh toán của Công ty khi nợđến hạn phải trả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in và sản xuất bao bì thái bình dương (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)