Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in và sản xuất bao bì thái bình dương (Trang 40 - 41)

- Phương pháp xếp hạng luân phiên:

Đây là một phương pháp đơn giản và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhỏ. Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được xếp hạng theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả giỏi nhất hoặc ngược lại, đến người có kết quả thực hiện thấp nhất hoặc ngược lại. Trong doanh nghiệp có quy mô lớn, công việc thường rất đa dạng nên không áp dụng phương pháp này.

- Phương pháp so sánh cặp:

Cũng tương tựnhư phương pháp xếp hạng luân phiên nhưng mức độ phân loại hay xếp hạng sẽ chính xác hơn. Từng cặp nhân viên sẽ đem so sánh về những yêu cầu chính, người đánh giá tốt hơn hẳn sẽ được 4 điểm, người đánh giá yếu hẳn sẽ cho 0 điểm, người đánh giá tốt hơn sẽ được 3 điểm, người đánh giá yếu hơn sẽ được 1 điểm. Còn nếu 2 người ngang bằng nhau thì đều được cho 2 điểm trong bảng so sánh.

Đây là phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên căn cứ theo những tiêu chí chung đối với nhân viên về khối lượng công việc, chất lượng, tác phong, hành vi trong công việc.

- Phương pháp lưu giữ:

Đây là phương pháp mà người lãnh đạo họ sẽ ghi lại những lỗi lầm, trục trặc lớn hay những kết quả rất tốt trong công việc thực hiện của nhân viên. Những kết quả bình thường sẽkhông được ghi lại. Phương pháp lưu giữ giúp cho các nhà lãnh đạo nhớ về những điểm yếu, những sai sót của cấp dưới và có biện pháp giúp đỡ họ làm việc tốt hơn, tránh lặp lại những sai lầm trong công việc.

- Phương pháp quan sát hành vi:

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của các nhân viên. Căn cứ vào các yếu tố: số lần quan sát và tần số nhắc lại các hành vi, người lãnh đạo sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc chung của nhân viên.

- Phương pháp quản trị mục tiêu:

Trong phương pháp này, nhà quản trị thường chú trọng đến các mục tiêu được lượng hóa, mặc dù trong thực tế chỉ có những mục tiêu chỉ có thể đánh giá theo định tính hoặc chất lượng.

- Phương pháp phân tích định lượng:

Đây là phương pháp phát triển tiếp theo, cụ thể hơn phương pháp bảng điểm. Trình tự thực hiện phương pháp này là:

+ Xác định các tiêu chí chủ yếu khi thực hiện công việc.

+ Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc.

+ Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in và sản xuất bao bì thái bình dương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)