2.3.5.1. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại Công ty
Đánh giá hiệu quả công việc của các công nhân viên tại Công ty là nguồn cung cấp những thông tin cơ bản, dựa vào đó mà Công ty sẽ có thể đưa ra những quyết định về vấn đề phát triển nghề nghiệp, thưởng cũng như là kỷ luật lao động nguồn nhân lực đang làm việc tại Công ty.
Đánh giá hiệu quả công việc của người lao động sẽ dựa vào “Quy định xếp hạng lao động năm 2015 (Ban hành theo số 01/QĐ/PAD2015 có hiệu lực vào ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Phó Giám đốc Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình Dương)”. Những quy định này nhằm xếp hạng lao động hàng tháng, làm cơ sở đểđánh giá một cách toàn diện người lao động, xét nâng lương, xét các danh hiệu thi đua và các quyền lợi về cả vật chất lẫn tinh thần khác của người lao động trong Công ty. Thông qua đó xây dựng thái độ làm việc của người lao động trong bầu không khí tập thể. Trong quy định xếp hạng lao động của Công ty năm 2015 có những quy định rất cụ thể:
- Lao động xếp loại A là những lao động không vi phạm các hành vi tại mục II – lao động được xếp loại B, mục III – lao động được xếp loại C và cả mục IV – lao động không được xếp hạng. Không bị vi phạm kỷ luật bằng văn bản và không gây ra sai sót bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp bị phạt do đi trễ nhưng dưới 7 lần).
- Lao động xếp loại B: vi phạm 1 trong những hành vi sau:
+ Đi làm trễ, về sớm hoặc không đeo bảng tên, huy hiệu Pad Group từ7 đến 10 lần/năm.
+ Vi phạm quy định về tiếp khách trong phòng làm việc hoặc vi phạm về tác phong trang phục, thái độ làm việc khi tiếp khách.
+ Làm hư hỏng, thiệt hại vật tư của Công ty.
+ Nghỉ không xin phép 1 ngày hoặc đối với Trưởng/ Phó phòng không họp phòng 2 lần/năm.
+ Tự ý rời chỗ làm không có sựđồng ý của Trưởng phòng từ1 đến 2 lần/năm. + Lơ là trong công việc được giao.
+ Sử dụng, chiếm dụng thời gian cho mục đích riêng.
+ Không thực hiện đúng nội dung quy định của Công ty về an ninh trật tự. - Lao động xếp loại C: vi phạm 1 trong những hành vi sau:
+ Vi phạm nhiều hơn số lần các hành vi quy định đối với Lao động xếp loại B. + Chống lệnh tăng ca.
+ Đi trễ, về sớm và không đeo huy hiệu trên 11 lần/năm. + Tự ý rời nơi làm việc 3 lần/năm mà không có sự xin phép. + Trưởng, Phó phòng không họp phòng 3 lần/năm.
+ Không chấp hành sự phân công của Ban Lãnh đạo Công ty. + Cạo, sửa, tẩy, xóa thẻ nhân viên.
+ Cố ý giả mạo các loại giấy tờ…
- Lao động không được xếp hạng có thể sẽ bị sa thải hoặc truy tố trách nhiệm hình sự nếu vi phạm vượt khỏi vi phạm giải quyết của Công ty.
Ngoài việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động theo quy định của Công ty, người lao động còn tự đánh giá bản thân mình đã hoàn thành tốt công việc hay chưa thông qua bảng đánh giá xếp loại khác nhau tùy theo vị trí vai trò của người lao động trong Công ty.
Thời gian đánh giá thường được tiến hành vào tháng 1 hàng năm giành cho người quản lý ở các phòng ban cũng như là ởxưởng và nhà máy. Đối với nhan viên văn phòng sẽđược tựđánh giá bản thân mình 2 lần trong một năm. Đó là tháng 1 và tháng 6. Còn đối với người lao động trong xưởng in cũng như nhà máy sẽđược đánh giá 2 lần. Đợt 1 là thời gian thử việc và đợt 2 là trước khi được nhận chính thức vào Công ty.
Chuẩn bị đánh giá
Tùy theo bộ phận mà công việc chuẩn bị sẽđược tiến hành một cách cụ thể. Phòng Hành chính – Nhân sự sẽ có trách nhiệm chuẩn bị các mẫu đánh giá tùy vào mỗi vai trò của người lao động trong Công ty và thông báo cho các bộ phận khác.
Các bộ phận chức năng khác sau khi đã nhận được thông báo đánh giá, trưởng phòng hoặc phó phòng sẽ sắp xếp công việc để việc đánh giá được thực hiện đúng theo kế hoạch.
Trưởng phòng hoặc phó phòng cũng như quản đốc ở phân xưởng sau khi nhận được chương trình đánh giá, sẽ có trách nhiệm tìm hiểu các hoạt động của bộ phận mình để việc đánh giá mang tính khách quan, chính xác và rõ ràng hơn.
Thực hiện đánh giá
Khi tiếp nhận các phiếu đánh giá từ phòng Hành chính – Nhân sự, Trưởng/Phó phòng phát bản đánh giá cho nhân viên trong phòng ban của mình để họ tự nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện công việc của mình theo thời gian quy định của Công ty.
Báo cáo kết quả
Kết thúc việc đánh giá, Trưởng/Phó phòng phải thu lại và ký xác nhận đánh giá nội dung mà người lao động đã tự đánh giá mình. Sau đó sẽ nộp bảng đánh giá cho phòng Hành chính – Nhân sự.
Thẩm quyền đánh giá
Đối với người lao động trong nhà máy và xưởng in trong thời gian thử việc, người có thẩm quyề đánh giá trong phần này là Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự, Quản đốc tại phân xưởng.
Đối với người lao động chính thức sẽ được đánh giá bởi Trưởng/Phó phòng, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự.
Đối với người lao động với vai trò là quản lý, Tổng Giám đốc Công ty (ông Phạm Ngọc Thanh) sẽlà người có thẩm quyền đánh giá.
Những người lao động chính thức khi có chương trình đánh giá họ sẽđược chia ra làm 2 phần:
Phần 1 là đánh giá xếp loại chuyên môn trong 6 tháng. Trong phần này, người lao động sẽ tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình, những vi phạm mắc phải trong 6 tháng. Sau đó, họ sẽ tự xếp loại cho mình (A, B, C hoặc D).
Phần 2 là bảng đánh giá lao động gồm có phần đánh giá của lãnh đạo phòng, đánh giá của phòng nhân sự vềchuyên môn, thái độứng xử của người lao động trong nội bộ phòng. Còn đối với phòng hành chính, họ sẽ nhận xét về ý thức chấp hành nội quy quy định của người lao động trong Công ty. Sau đó họ sẽđánh giá cuối cùng và xếp hạng cho người lao động.
Đối với quản lý, phần đánh giá này sẽ được tiến hành theo bản tự nhận xét – đánh giá hoàn thành nhiệm vụ dành cho người quản lý. Trong bản bao gồm có phần tự nhận xét về mức độ hoàn thành công việc, các hình thức khen thưởng mà người quản lý đã đạt được trong 12 tháng, các lỗi vi phạm, tựđánh giá bản thân của người quản lý. Cuối cùng là phần đánh giá của Tổng Giám đốc Công ty.
Nhận xét:
Trong công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của công nhân viên tại Công ty thực hiện rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết cho từng vai trò, vị trị người lao động trong Công ty. Đối với người lao động chính thức thì khác so với người lao động thử việc. Đối với quản lý lại có mẫu đánh giá riêng, khác biệt so với nhân viên cấp dưới. Các mẫu đánh giá rất cụ thể giúp cho người lao động hiểu phần nào là tự đánh giá, phần nào họđược đánh giá bởi cấp trên. Tạo cho người lao động bên cạnh tính tự giác còn có sự kỷ luật trong quá trình thực hiện của mình.
Quá trình thực hiện công tác đánh giá tại Công ty được tiến hành cụ thể, khoa học và có hệ thống từ trên xuống dưới, giúp cho việc đánh giá được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời và dễ dàng.
2.3.5.2. Các quy định khen thưởng
Dựa vào xếp hạng đối tượng lao động mà Công ty sẽ có những chính sách khen thưởng phù hợp với từng lao động trong Công ty.
- Đối với lao động xếp loại A, người lao động có thể được xét tăng lương theo đúng thời hạn theo quy định chung của Công ty. Bên cạnh đó có thể xem xét đề bạt, bổ
nhiệm các chức danh quản lý phòng và hưởng các quyền lời khác như tham quan, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
- Đối với lao động xếp loại B, người lao động được xét tăng lương trễ 3 tháng so với lao động loại A và sẽkhông hưởng các quyền lợi như người lao động hạng A trong 6 tháng tính từngày 1/1 hàng năm.
- Đối với lao động hạng C, người lao động xét tăng lương trễ 6 tháng so với loại A, không được hưởng các quyền trong 1 năm. Cho thôi hợp đồng nếu như không khắc phục hậu quả, không sửa chữa, không tiến bộ.
- Ngoài việc khen thưởng theo loại đã xếp hạng, Công ty hàng năm còn tổ chức các đợt thi đua khen thưởng. Hàng năm sẽ có 2 đợt thi đua là:
Đợt thi đua bình chọn người lao động xuất sắc có thời gian làm việc 6 tháng tại Công ty còn được gọi là “Sao tháng Mười”. Đợt thi đua này được tổ chức vào ngày 26 – 10, là ngày kỷ niệm thành lập Công ty, nhằm động viên tinh thần làm việc của người lao động có thời gian làm việc ngắn tại Công ty, góp phần làm tăng sự gắn bó của họ với Công ty.
Đợt thi đua “Sao Thái Bình Dương” nhằm bình chọn người lao động xuất sắc có thời gian làm việc trên 1 năm tại Công ty.
Nhận xét:
Công tác khen thưởng ở Công ty được tiến hành rất rõ ràng. Công ty sẽ dựa vào hạng xếp loại trong công tác đánh giá của người lao động đểxét thưởng. Bên cạnh đó, Công ty còn tổ chức các đợt thi đua nhằm giúp cho người lao động có thể nổ lực hơn nữa trong công việc của mình. Không những vậy, người lao động sẽ có tinh thần đoàn kết hơn với đồng nghiệp cũng như sự gắn bó của mình đối với Công ty.
Tuy nhiên, công tác khen thưởng của Công ty chủ yếu là dựa vào loại xếp hạng theo quy định của Công ty. Việc này tạo ra một khuôn khổ, mang tính cứng nhắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình tại Công ty. Người lao động không muốn bị xếp hạng thấp, họ phải tuân theo quy định mà Công ty đã ban hành. Với việc xếp hạng này sẽlàm cho người lao động không thấy thoải mái và dường như họ buộc phải tuân theo đúng quy định trên.
2.3.5.3. Tiền lương
Đối với tiền lương cho người lao động thì Công ty chủ yếu là sử dụng hình thức khoán cho cả nguồn lao động trong Công ty. Thời gian tính lương là từ ngày 1 đến
ngày 25 trong tháng, Công ty sẽ chốt công cho công nhân viên và tiền lương sẽ trả cho người lao động vào ngày 2 hàng tháng.
Công nhân viên ở Công ty sẽđược trả lương với hình thức khoán tùy thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm và bên cạnh đó còn trả lương theo mùa cao điểm. Ở đây mùa cao điểm chính là lúc nguồn nhân lực trong Công ty khan hiếm, Công ty sẽ nâng cao mức lương nhằm để thu hút nguồn nhân lực vào Công ty.
Căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như là vị trí vai trò của người lao động trong Công ty mà mức lương sẽ tính theo các mức độkhác nhau. Được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Tiền lương theo vai trò của người lao động
Vai trò Tính chất công việc Mức lương
Nhân viên Thử việc Từ 3 – 4 triệu
Chính thức Từ 4 – 5 triệu Chuyên viên Cao cấp (Quản lý) Từ 8 – 15 triệu
Bình thường Từ 5 – 8 triệu
Công nhân Thử việc 2,5 triệu
Chính thức Từ 3 – 6 triệu
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thái Bình Dương)
Đối với nhân viên văn phòng, Công ty áp dụng 2 mức lương khác nhau. Đối với trường hợp thử việc, mức lương mà họ được hưởng là từ 3 đến 4 triệu tùy theo khả năng làm việc trong 3 tháng thử việc của mình. Khi Công ty thấy được năng lực, trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và những tiêu chuẩn khác của họ đạt yêu cầu, Công ty sẽ tuyển họ vào làm nhân viên chính thức. Khi đó, lương của họ sẽ dao động từ4 đến 5 triệu.
Đối với chuyên viên, Công ty chia ra làm 2 loại là chuyên viên cao cấp, tức là người quản lý và chuyên viên bình thường. Chuyên viên bình thường bao gồm những kỹsư, kỹ thuật viên trong in kỹ thuật số, kỹ thuật viên trong phòng thiết kế. Với mức lương từ 5 đến 8 triệu, so với nhiệm vụ của mình thực hiện trong Công ty, vẫn có thể nói mức lương của người chuyên viên bình thường là chưa thỏa đáng. Bởi vì những người kỹsư họ phải luôn túc trực, sửa chữa và xem xét tình trạng của máy móc thiết bị, những chuyên viên thuyết kế, họ phải dùng sự sáng tạo của mình để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng
trên thị trường. Do đó mà với mức lương được trả so với sự làm việc của trí óc, sự sáng tạo của người chuyên viên là không thỏa đáng.
Đối với công nhân làm trong nhà máy và xưởng in với mức lương chính thức là từ 3 – 6 triệu còn tùy thuộc vào trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn.
Đối với việc xét tăng lương, Công ty sẽ tiến hành xét 2 kỳ trong 1 năm đó là vào tháng 1 và tháng 6 hàng năm. Mức độ và tỉ lệ tăng lương sẽ phụ thuộc vào mức độ đóng góp của từng người lao động. Nếu như người lao động có đóng góp nhiều, xét thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có năng lực làm việc thì họ sẽ được ưu tiên xét tăng lương trước. Tuy nhiên với điều kiện là thời gian làm việc của họ phải là 3 tháng hoặc là 1 năm trở lên.
Nhận xét:
Công tác trả công cho người lao động được tiến hành một cách nghiêm túc, rõ ràng và cụ thể cho từng vai trò, vị trí cũng như là năng lực làm việc của người lao động tại Công ty.
Người lao động được xét tăng lương dựa vào quá trình thực hiện công việc của mình tại Công ty. Công nhân ngoài mức lương trên họ còn được Công ty cấp thêm cơm trưa và nghỉ giải lao trước khi bước vào công việc cho buổi chiều.
Tuy nhiên có thể thấy, mức lương của người lao động trong nhà máy cũng như xưởng in có thể nói là chưa cao, tuy đạt trên mức trung bình tại thành phố Nha Trang, nhưng chưa thể nói là có thểđảm bảo tái sản xuất lao động. Họđược ăn trưa, họđược nghỉ giải lao tuy nhiên sức lao động của họ so với nhân viên văn phòng có thể nói là rất hao tốn. Với đồng lương ít ỏi như thế trong khi mùa “bão giá” vẫn đang còn tồn tại trong nền kinh tế thịtrường, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Do vậy mà quan hệ tiền lương trog Công ty chưa công bằng và công tác trảlương cho công nhân là không phù hợp.
2.3.5.4. Phúc lợi
Mức đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi là 26% mức lương cơ bản hàng tháng, trong đó Công ty đóng 18% và khấu trừ 8% từ lương của người lao động để nộp cho cơ quan Bào hiểm xã hội.
Mức đóng BHYT tương đương với 4,5% của mức lương cơ bản hàng tháng, trong đó Công ty đóng 3% và khấu trừ 1,5% từ lương của người lao động trong Công ty để nộp cho cơ quan Bảo hiểm y tế.
Mức đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp là 3% của mức lương cơ bản hàng tháng, trong đó Công ty đóng 1%, khấu trừ 1% từlương của người lao động và 1% còn lại sẽđược ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Thời gian nghỉđược hưởng lương:
- Nghỉ Lễ, Tết hàng năm theo quy định của Pháp luật Nhà nước ban hành.