Ảnh hưởng từ sáng tác của M.Sôlôkhôp đến văn xuôi Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

M. Sôlôkhôp một nghệ sĩ của cuộc sống và thời đại, người kế tục những

3.3. Ảnh hưởng từ sáng tác của M.Sôlôkhôp đến văn xuôi Việt Nam

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì ảnh hưởng văn học "chỉ xảy ra trong điều kiện có tiếp nhận và sáng tạo, chủ yếu thể hiện trên phương diện làm ra tác phẩm mới" [246, 9]. Hiểu một cách đơn giản, ảnh hưởng văn học xuất hiện khi phần tiếp nhận được thẩm thấu, sàng lọc qua đối tượng tiếp nhận đặc biệt và được sáng tạo trong các tác phẩm mới.

Trong lịch sử phát triển văn học, vấn đề tiếp nhận của truyền thống văn hoá này đối với tác phẩm của một truyền thống văn hoá khác, của xã hội này đối với tác phẩm của một xã hội khác là qui luật tất yếu. Trong văn học Việt Nam, sự ảnh hưởng từ nền văn hoá văn học Trung Hoa trung đại, sau đó là văn hoá phương Tây hiện đại (nhất là văn học Pháp) đã góp phần tạo nên nhiều tác phẩm đỉnh cao trong thơ văn Trung đại, thơ Mới và trong văn học hiện thực phê phán.

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) long trời lở đất và những thành quả "như mơ" từ thực tiễn hơn 20 năm xây dựng xã hội mới ở Liên Xô đã trở thành nguồn động viên khích lệ Việt Nam tin vào con đường dẫn tới tương lai tốt đẹp. Vì thế, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã chọn con đường chủ nghĩa xã hội và văn học Việt Nam đã tìm đến văn học Nga như một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện.

Từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp do người lao động làm chủ, với các chuyển đổi trong ý thức hệ và quan điểm nghệ thuật chống lại thế giới cũ "văn học Xô Viết đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới, đang phấn đấu vượt lên

và thoát khỏi các ràng buộc không chỉ của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, mà còn cả với hệ ý thức tư sản và tiểu tư sản, nhằm kiên định lập trường vô sản và đi lên chủ nghĩa xã hội…" [142, 601]. Văn học Việt Nam lĩnh hội ở văn học Nga - Xô Viết những điều mình đang tìm kiếm. Trong suốt thời gian Việt Nam chống Pháp, chống Mĩ và 15 năm sau thống nhất (1975 - 1990), văn học Xô Viết có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn học Việt Nam. Rõ nhất là "hai nền văn học Xô Viết và Việt Nam cùng sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa… hai nền văn học đã phản ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, tinh thần dân chủ, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, những nét tiêu biểu của hai nước, những truyền thống lớn của văn học hai nước…" [149, 13].

Có thể nói "đây là thời kỳ đẹp nhất của sự kết hợp giữa chính trị của giai cấp đang lên với văn học nghệ thuật trong chức năng chủ yếu của nó là khai sáng, truyền bá tư tưởng cấp tiến của giai cấp, của thời đại. Văn học sẵn sáng tự nguyện biến mình thành công cụ phục vụ nhà nước cách mạng, thể hiện những mục đích lí tưởng cao cả của nó" [4, 18]. Có thể thấy vai trò hỗ trợ "đưa đường chỉ lối" của văn học Nga - Xô Viết đối với sự phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam. Hầu hết các sách lý luận và các thể loại văn học (thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, sân khấu…) của văn học Xô Viết đều được dịch và giới thiệu ở nước ta. "Cuối những năm 80, văn học Nga đã hoàn toàn chiếm vị trí chủ đạo, thống soái trong bức tranh nhân loại có mặt ở Việt Nam" [257, 91]. Có thể nói, văn học Nga - Xô Viết ảnh hưởng đến văn học Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn sáng tác, từ phương diện nội dung đến hình thức, từ hệ thống đề tài đến hệ thống nhân vật…

M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Xô Viết thế kỉ XX. Mỗi sáng tác của ông ra đời có ý nghĩa như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của văn học Nga. Vì vậy, tác phẩm của Sôlôkhôp có sức cuốn hút, sự lay động lớn lao với trái tim người đọc. Ảnh hưởng từ những kiệt tác ấy đã vượt biên giới nước Nga tới nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước theo con đường mà nước Nga đang đi, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

M. Sôlôkhôp là "một trong những tác giả đến sớm và có vị trí cao nhất trong sự đọc của người Việt Nam, trở thành kiểu mẫu cho người viết Việt Nam trong chiến

tranh" [142, 604]. "Sáng tác của Sôlôkhôp – đó là đỉnh cao của sáng tạo, là sự định hướng cả về tư tưởng và nghệ thuật đối với cả văn học Xô Viết và văn học Việt Nam. Sự thống nhất trong nhiệm vụ và những bi thương của những số phận trong chiến tranh đã không thể không đem những tác phẩm của nhà văn này tiến lại gần độc giả Việt Nam" [330, 21]. Cùng với M. Gorki, M. Sôlôkhôp là nhà văn Liên Xô có ảnh hưởng lớn nhất trong cả đời sống tinh thần và trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và giai đoạn sau 1975.

Những tác phẩm của M. Sôlôkhôp được dịch và giới thiệu ở nước ta có ảnh hưởng lớn tới các nhà văn Việt Nam. Khi đọc một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam, độc giả nhìn thấy sự tương đồng trong việc xây dựng nhân vật đa diện ở Sông Đông êm

đềm với Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), cách tiếp nhận trường phản ánh và

nghệ thuật tâm lí trong Sông Đông êm đềm ở Vỡ bờ tập 1 (Nguyễn Đình Thi)… Khi đọc các tác phẩm viết về phong trào hợp tác hoá nông nghiệp như Bão Biển (Chu Văn), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ)… độc giả nghĩ đến Đất vỡ hoang của M.

Sôlôkhôp. Hình ảnh người lính trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Dấu chân

người lính (Nguyễn Minh Châu)… của Việt Nam, có những tương đồng với người lính

trong Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù của M. Sôlôkhôp. Chúng ta cũng lại gặp số phận con người sau chiến tranh trong một số tác phẩm như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Dòng sông phẳng lặng (Tô Nhuận Vỹ)… Theo Phạm Gia Lâm: "một

số lượng lớn những tác phẩm của M. Sôlôkhôp được xuất bản đã khẳng định độc giả

Việt Nam rất quan tâm tới các sáng tác của ông" [331, 2].

Từ góc độ người tiếp nhận, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra những liên tưởng ảnh hưởng qua so sánh loại hình giữa sáng tác của M. Sôlôkhôp với một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam ở phương diện đề tài.

Theo thuật ngữ văn học đề tài là "khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học" [246, 96]. Mỗi tác phẩm của M. Sôlôkhôp ra đời đều gắn với một thời kì lịch sử vĩ đại của nước Nga. Sáng tác của ông phản ánh trực tiếp, chân thực những chuyển biến to lớn của xã hội và con người Nga trong thời đại của những cơn bão táp cách mạng. Những vấn đề xã hội - chính trị nóng bỏng và những con người của thời đại mới được đề cập đến trong các sáng tác

của M. Sôlôkhôp đã khích lệ niềm tin cho triệu triệu độc giả và truyền cảm hứng cho các nhà văn sáng tạo trong các tác phẩm mới.

Ở Việt Nam, các tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc,

Khoa học căm thù, Đất vỡ hoang, Số phận con người… đã được chuyển dịch và giới thiệu trong những năm tháng cam go của cách mạng và kháng chiến. Đó là "kho tinh thần" [330, 20] không thể thiếu đối với lớp lớp độc giả nước ta. Nó thôi thúc các nhà văn Việt Nam nhập cuộc để phản ánh những biến chuyển của con người Việt Nam trong chiến đấu, trong lao động bảo vệ thành quả cách mạng. Vì vậy, một trong những ảnh hưởng quan trọng của sáng tác M. Sôlôkhôp với các nhà văn Việt Nam là đề tài viết về chiến tranh.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam (Trang 93 - 96)