Sáng tác của M.Sôlôkhôp được dịch nhiều nhất ở miền Bắc những năm 1957

Một phần của tài liệu Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam (Trang 35 - 38)

Hiệp định Hợp tác hữu nghị Văn hoá Việt - Xô được kí kết năm 1957 mở ra thời kỳ mới cho giao lưu hai nước trên nhiều mặt: chính trị - kinh tế - văn hoá, xã hội. Mọi rào cản trước đây dần bị đẩy lùi, một khối lượng lớn sách báo, tài liệu tiếng Nga đã đến Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu của Liên Xô được dịch và giới thiệu với độc giả miền Bắc, trong đó có các sáng tác của M. Sôlôkhôp.

Năm 1957, bản dịch truyện ngắn "Số phận con người" đánh dấu sự trở lại của M. Sôlôkhôp sau thời gian gián đoạn (từ 1947 đến 1956). Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp

nghị Giơnevơ được kí kết đã tạo điều kiện để các tác phẩm văn học Xô Viết được dịch trở lại. Đáng chú ý là bản dịch Số phận một con người của Nguyễn Thụy Ứng trên số 8, tạp chí

Văn nghệ Quân đội. Đây là một tuyệt tác với số trang cực ngắn nhưng bao chứa sức khái

quát sâu sắc về số phận nhân dân qua số phận một con người. Vì vậy, ngay sau khi phát hành, truyện ngắn đã được độc giả miền Bắc đón nhận nồng nhiệt.

Tập truyện dịch đầu tiên của M. Sôlôkhôp - Truyện sông Đông được xuất bản ngay sau

đó - năm 1958, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của nhiều độc giả. Dù chỉ trích dịch 6 truyện ngắn nhưng tập truyện dịch của Xuân Thương là những giới thiệu đầu tiên về tâm hồn nhạy cảm và kĩ năng viết văn sáng tạo của M. Sôlôkhôp trong những ngày lập nghiệp. Mỗi truyện ngắn là một bông hoa trên thảo nguyên mênh mông: nhỏ xinh nhưng tràn đầy sức sống.

Tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" có bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên từ tiếng Nga.

Năm 1959, tác phẩm Sông Đông êm đềm (tập 1- 4) do Nguyễn Thụy Ứng dịch đã đem tới cho độc giả Việt Nam những trải nghiệm và sự hiểu biết tường tận về những khó khăn, xung đột trong cơn bão tố cách mạng và Nội chiến ở nước Nga. Con người Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh của lý tưởng cách mạng, hun đúc thêm tình cảm và

chí khí đấu tranh cho một cuộc sống mới, tự do. Sự "mẫn cảm" đến tinh tế của Nguyễn Thụy Ứng trong Sông Đông êm đềm qua phiên bản Việt đã đem tới cho độc giả cảm giác gần gũi, thân thương.

Truyện ngắn "Số phận con người" được Mạnh Cầm dịch mới năm 1959. Xuất hiện dưới nhan đề Số phận con người thay cho Số phận một con người của Nguyễn Thuỵ Ứng.

Tiểu thuyết "Đất vỡ hoang" lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt. Từ những năm

30 của thế kỉ XX, một số trí thức nước ta đã được tiếp cận với tập 1 của tiểu thuyết này qua bản dịch tiếng Pháp, nhưng phải đến năm 1959, toàn văn tiểu thuyết Đất vỡ hoang mới được nhóm dịch giả: Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh, Đình Tùng… dịch từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt. Độc giả Việt Nam, nhất là những cán bộ trực tiếp làm công tác hợp tác hoá nông nghiệp, đã đón nhận tác phẩm này

như một cuốn sách giáo khoa. Họ tìm thấy những bài học bổ ích cho công tác của mình. Đất vỡ hoang trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều các bộ quản lí ở các địa phương.

Những chương tiểu thuyết "Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc" cũng được dịch và giới thiệu trên số 11, tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1959. Lấy nhan đề Giữ vững trận địa, Từ Bích Hoàng đã chọn dịch một đoạn trích (7 trang) miêu tả khí thế chiến đấu của những chiến sĩ trung đoàn Hồng quân giữ vững một cao điểm, chặn đường không cho quân địch chọc thủng tới bờ sông Đông… Sự có mặt của tác phẩm này trên tờ báo của quân đội nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa lớn lao. Nó góp phần củng cố, động viên tinh thần cho bộ đội ta trong những tháng ngày chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Vào đầu những năm 1960, lĩnh vực dịch thuật - xuất bản văn học nước ngoài được đẩy mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ. Chỉ trong thời gian rất ngắn, độc giả Việt Nam đã được biết tới hầu hết các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga - Xô Viết. Cùng với Anna Karênina, Chiến tranh và Hoà Bình của L. Tônxtôi… những bản dịch Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Số phận con người của M. Sôlôkhôp được độc

giả Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Trong vòng 4 năm (1959 - 1962), nhà xuất bản Văn hóa đã xuất bản liên tiếp 7 lần các tác phẩm Sông Đông êm đềm (tập 5-8), Số phận con

người (Tái bản lần 2), Đất vỡ hoang (tập 2, 3, 4).

Ngoài nhà xuất bản Văn hoá, các tác phẩm của M. Sôlôkhôp còn có sức hút lớn với nhiều nhà xuất bản khác. Năm 1961, Số phận con người (Mạnh Cầm) được nhà xuất bản Phổ Thông tái bản và đạt đỉnh cao về số lượng in ấn - 20.150 cuốn. Ngay năm sau, 1962, khi "cơn khát Đất vỡ hoang" được đẩy lên đỉnh điểm, nhà xuất bản này đã chọn những trích đoạn hay nhất của tiểu thuyết để tập hợp thành ba tập sách mỏng nhằm hỗ trợ số lượng lớn độc giả không được đọc toàn bộ 4 tập Đất vỡ hoang.

Hai tác phẩm Khoa học căm thù (1960) và Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (1963) do Nguyễn Thụy Ứng dịch từ nguyên tác tiếng Nga được nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành đã tạo được làn sóng dư luận rất tốt.

Những truyện ngắn "Con trai người Hồng quân" (Giang Hồng Triều dịch năm

1962) và "Con đường" (Nguyễn Thụy Ứng dịch năm 1964) được nhà xuất bản Kim Đồng chọn đưa vào tủ sách cho thiếu niên, nhi đồng. Tình yêu quê hương đất nước, những ước mơ cao đẹp từ những tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã góp phần bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của nhiều thế hệ người Việt Nam ngay từ thời niên thiếu.

Các sáng tác của M. Sôlôkhôp cũng được các tạp chí Văn nghệ Quân đội (từ những năm 1957, 1959), tạp chí Văn nghệ (1958, 1960, 1962) và báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) đăng tải. Trong hai năm 1960 - 1961, độc giả miền Bắc Việt Nam còn được biết đến quan điểm, tư tưởng của M. Sôlôkhôp về nghệ thuật, về chủ nghĩa Cộng sản qua tham luận của nhà văn tại lễ nhận giải thuởng Lênin (Nguyễn Thụy Ứng dịch) đăng trên số 109, báo Văn học và tham luận của ông tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 trên báo Văn học số 171, 176 (Việt Lương, Hoài Lam dịch). Năm 1962, số 211, báo Văn học còn đăng truyện ngắn Ilưukha do Huyền Kiêu dịch từ tiếng Pháp.

Như vậy, trong giai đoạn 1954 - 1975, ở miền Bắc đã có 11 truyện ngắn, 3 tiểu thuyết của M. Sôlôkhôp được dịch và xuất bản. Chưa đầy 10 năm đã có 24 lần xuất bản, trong đó có 13 tác phẩm được dịch lần đầu, 10 bản dịch của dịch giả mới. Có thể nói, các chủ thể tiếp nhận tác phẩm của M. Sôlôkhôp tiếp tục được mở rộng vì khả

năng nghệ thuật của ông phù hợp với nhiều lứa tuổi và các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Độc giả say mê, đắm đuối lạc vào thế giới nhân vật phong phú đa dạng, thế giới thiên nhiên lung linh sắc màu, những sự kiện lịch sử sôi động của nước Nga được tái hiện chân thực và sinh động qua các tác phẩm của nhà văn. Từ 1965 - 1975, miền Bắc nước ta bước vào một giai đoạn lịch sử mới, vừa chống Mỹ để bảo vệ thành quả Cách mạng, vừa là hậu phương vững chắc tiếp viện cho miền Nam. Do vậy, trong khoảng thời gian 10 năm này, việc tiếp nhận các tác phẩm của M. Sôlôkhôp dường như chững lại, toàn lực lượng xã hội dành cho nhiệm vụ hàng đầu là chống Mĩ cứu nước.

2.2.2.2. Sáng tác của M. Sôlôkhôp được dịch muộn mằn ở miền Nam những năm 1963 - 1967

Một phần của tài liệu Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w