So với văn học Trung Quốc và văn học Tây Âu, văn học Nga - Xô Viết đến với độc giả miền Nam muộn mằn hơn, nhưng cũng có một vị trí nhất định. Năm 1976, trong cuốn Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954 - 1975, Trần Trọng Đăng Đàn đã thống kê ở 4 thư viện và 8 tạp chí lớn ở Sài Gòn: văn học Pháp - 499 cuốn, văn học Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông) - 399 cuốn, văn học Mỹ - 273 cuốn, văn học Nga - Xô Viết - 120 cuốn, văn học Anh - 97 cuốn, văn học Nhật - 71 cuốn, văn học Đức - 57 cuốn… Như vậy, số lượng sách dịch văn học Nga - Xô Viết chiếm một tỉ lệ đáng kể trong văn học dịch ở miền Nam. Các tác giả Nga - Xô Viết được giới thiệu ở miền Nam phong phú và đa dạng: từ các nhà văn cổ điển như A. Puskin, L. Tônxtôi, P. Đôtxtôiepxki, A. Sêkhôp đến các nhà văn hiện đại như M. Gorki, B. Paxternac và M. Sôlôkhôp… Tuy nhiên, ở Sài Gòn lúc này chưa có chuyên gia văn học Nga, cũng rất ít người biết tiếng Nga, vì vậy, các tác phẩm Nga - Xô Viết phần lớn được dịch lại từ bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp. Văn học Nga - Xô Viết đến với đô thị miền Nam muộn mằn và chưa đủ để tạo thành bức tranh toàn diện, nhưng M. Sôlôkhôp lại là một trong những tác giả được chú ý ở miền Nam.
"Đất vỡ hoang" là tiểu thuyết duy nhất được dịch ở miền Nam. Từ bản tiếng Pháp "Terres Defrichee", Võ Lang đã dịch ra tiếng Việt và lấy nhan đề là Vỡ đất hoang (1963 - 1964). Với lời giới thiệu, Đất vỡ
người dân Cô dăc, chống lại công cuộc tập thể hoá điền địa và sự toàn thắng của chương trình Ngũ niên, bản thánh kinh mới của Mạc Tư Khoa, thái độ đặc biệt của người Cô dăc, qua phạm vi cải cách điền địa. Một vấn đề bi thảm liên quan đến định mệnh trớ trêu của các nhân vật đều được mô tả một cách kiên nhẫn say mê…" [139, 3]
… phải chăng, miền Nam chọn dịch Đất vỡ hoang chỉ để "vén tấm màn thép" hay khám
phá một "vùng đất xa lạ, đầy bí ẩn"? Từ những giới thiệu và cách chuyển thể tác phẩm của dịch giả có thể nhìn thấy trong cách hiểu, cách dịch, cách cảm nhận đã có những
khoảng cách với cách tiếp nhận Đất vỡ hoang ở miền Bắc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới thái độ tiếp nhận của độc giả miền Nam đối với tiểu thuyết Đất vỡ hoang và tác giả M. Sôlôkhôp.
Truyện ngắn "Số phận con người" được chọn dịch và giới thiệu sau sự kiện nhà văn
đoạt giải Nobel Văn chương năm 1965. Từ bản tiếng Pháp "Destin d'un Homme" của Serge Maximov, Bửu Ý đã dịch và lấy nhan đề
Phần số của một người đăng trên số 47, tạp chí Văn Sài Gòn. Được
giới thiệu là "tân truyện rất nổi tiếng" [229, 35] của M. Sôlôkhôp, nhưng khi chuyển ngữ, bản dịch của Bửu Ý chưa tạo được sự liên kết
giữa nội dung và hình thức tác phẩm… Đây là thiệt thòi lớn cho độc giả miền Nam khi phải tiếp cận với bản dịch chưa phù hợp với tầm chờ đợi của nguyên tác.
"Người chăn bò" là truyện ngắn thứ hai của M. Sôlôkhôp được dịch ở miền Nam. Từ bản tiếng Pháp "Le Berger", Bửu Ý dịch dưới nhan đề Gã mục đồng (số 47, tạp chí Văn Sài Gòn) với lời giới thiệu "đoản
thiên này là một trong số ít tác văn không được phổ biến ra ngoại ngữ của Cholokhov. Đây là bài viết thời trẻ tuổi… 25 tuổi cho in câu chuyện quê này có vẻ
bồng bột hơi thật thà lướt qua truyện…" [228, 23]. Cùng năm 1965, trên số 50, tạp chí Văn học - Sài Gòn, Trần Liên Chi cũng dịch truyện ngắn này từ bản tiếng Pháp của Serge
Maximov lấy tên là Chú mục đồng. Đáng lưu ý là cả hai bản dịch của Bửu Ý và Trần Liên Chi có những đoạn lược dịch phần giữa truyện giống nhau. Đặc điểm này có bắt nguồn từ bản dịch trung gian "Le Berger"? Dưới góc độ của người tiếp nhận, chúng tôi nhận thấy 02 bản dịch truyện ngắn này có nhiều khác biệt với bản dịch miền Bắc (1958).
"Vĩnh biệt cha già" - bài thơ hiếm hoi của M. Sôlôkhôp được dịch với một lí do đặc
biệt. Trong bài báo Bộ mặt thực của nhà văn Sholokhov trong vụ án văn học Sinyavsky
- Daniel của Bùi Ngọc Dung đăng trên số 78, tạp chí Văn học Sài Gòn (1967), có in 6
đoạn trong bài thơ nhằm chứng minh cho quan hệ "thân Stalin" của nhà văn M. Sôlôkhôp. Nhìn lại, cùng thời điểm Stalin mất, ở miền Bắc, bài thơ này tuy không được dịch nhưng trên số 40, tạp chí Văn nghệ (1953) đã có hơn 20 bài thơ, bài báo thể hiện niềm tiếc thương Stalin. Trong đó có bài của chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà thơ Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông và một số nhà văn Nguyên Hồng, Phan Khôi… Dùng bài thơ viếng khóc người đã mất để biện minh cho lí lẽ của mình, Bùi Ngọc Dung đã bộc lộ một thái độ tiếp nhận sai lệch khi nhìn nhận về một tác giả thuộc dòng chủ lưu trong văn học Xô Viết. Và chính điều đó tạo thành rào cản, làm ảnh hưởng rất lớn tới sự tiếp nhận của độc giả miền Nam đối với nhân cách và những sáng tác của M. Sôlôkhôp.
Nhìn lại bức tranh dịch thuật các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 có mấy điểm đáng chú ý. Về số lượng, chỉ có 4 tác phẩm được giới thiệu trong đó 2 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết, 1 bài thơ. Giới thiệu M. Sôlôkhôp là nhà văn đoạt giải Nobel, nhưng tiểu thuyết mang lại giải thưởng cao quý cho ông vẫn chưa được dịch! Các bản dịch tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Nam cũng có nhiều vấn đề cần bàn: từ nhan đề, văn phong đến nội dung tác phẩm đều có sự vênh lệch so với nguyên tác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Song, có hai lý do cơ bản sau:
Một là, các tác phẩm đều dịch lại từ các bản tiếng Pháp, tiếng Anh. Việc phải chuyển ngữ qua trung gian là một bất lợi lớn, chưa kể chính bản dịch trung gian đã tồn tại những vênh lệch so với nguyên ngữ tiếng Nga. Vì vậy, chuyện dịch vênh, dịch chưa sát, thậm chí dịch sai là điều khó tránh.
Hai là, do thành kiến “bài Xô chống Cộng” – một đặc điểm của chế độ Sài Gòn khi đó, nên sự tiếp nhận các sáng tác của M. Sôlôkhôp không mấy mặn mà với các độc giả miền Nam. Việc giới thiệu và dịch tác phẩm của M. Sôlôkhôp sau sự kiện Sông Đông êm đềm đoạt giải Nobel xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận theo thị hiếu thời đại.
Giai đoạn tiếp theo, những năm 1967 - 1975, ở miền Nam không có một tác phẩm nào của Sôlôkhôp được dịch thêm. Sự đứt quãng bắt đầu từ khi đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở cả hai miền Nam - Bắc. Những năm tháng đó đòi hỏi toàn quân, toàn dân phải chung tay chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những bản dịch ở miền Nam tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã góp phần bổ sung cho bức tranh dịch thuật sáng tác của Sôlôkhôp ở Việt Nam.
Như vậy, trong giai đoạn 1954 - 1975, việc tiếp nhận M. Sôlôkhôp có sự gián đoạn do hoàn cảnh lịch sử chi phối. Song đây vẫn được coi là giai đoạn hoàng kim của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt, nhiều bản dịch thành công như Sông Đông êm đềm của Nguyễn Thuỵ Ứng, Số phận
con người của Mạnh Cầm… Trong 20 năm ấy, sáng tác của Sôlôkhôp có những tác
động không nhỏ đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam.