Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 41 - 45)

Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam cũng giống như cơ cấu đầu tư của cả nước. Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, dịch vụ. Sở dĩ các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp ở khu vực này bởi đồng bằng sông Hồng, trung tâm của miền Bắc, là nơi công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Ở đây tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước. Còn khu vực miền núi trung du phía Bắc thì có tài nguyên phong phú thuận lợi cho khai thác khoáng sản, bổ sung một lượng nguyên vật liệu lớn cho các ngành công nghiệp nặng. Thêm vào đó là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ một loạt cụm, khu công nghiệp, khu chế

xuất như KCN cao Hòa Lạc, KCN Thăng Long, KCN Quế Võ,...đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản chảy vào lĩnh vực này. Lượng vốn FDI ngành công nghiệp chế biến chế tạo vào khu vực phía Bắc chiếm đến 58,7% lượng vốn đầu tư vào cả nước

Biểu đồ 2: FDI của Nhật vào khu vực miền Bắc theo một số ngành tính đến hết tháng 2 năm 2011.

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Các dự án FDI Nhật Bản vào lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào ngành thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng bảo hiểm. Đây là ngành có lợi thế nổi trội của khu vực phía Bắc so với các vùng khác trong cả nước. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của khu vực miền Bắc chiếm 37% lượng vốn đầu tư của cả nước, ngành thông tin truyền thông chiếm 62%. Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN lớn ở khu vực phía Bắc như công ty Nomura đầu tư xây dựng khu công nghiệp rộng 153 ha tại Hải Phòng với số vốn đầu tư 163 triệu USD, công ty Sumimoto đầu tư 53 triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng 128 ha ở Hà Nội, công ty Sumimoto đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thăng Long 2 ở Hưng Yên rộng 220 ha với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD…Các dự án này đã góp phần thúc đẩy nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng khác vào khu vực này.

2.3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương:

Cũng giống như cơ cấu đầu tư xét theo địa phương của cả nước, ở khu vực phía Bắc các dự án FDI của Nhật Bản cũng tập trung ở những thành phố lớn và vùng lân cận, những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi cho phát triển sản xuất.

Bảng 5: FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương:

Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ(USD)

Hà Nội 355 3,105,276,323 1,343,504,527 Vĩnh Phúc 17 786,227,765 168,199,079 Hải Dương 34 731,647,631 226,251,500 Hải Phòng 72 728,106,881 334,372,582 Hưng Yên 28 487,034,759 183,205,230 Bắc Ninh 28 412,090,747 183,019,022 Hòa Bình 8 95,380,000 42,944,447 Quảng Ninh 9 30,943,539 16,040,039 Thái Nguyên 5 30,685,000 29,065,000 Hà Nam 1 29,000,000 17,000,000 Nam Định 3 14,150,000 7,650,000 Bắc Giang 2 11,300,000 1,750,000 Phú Thọ 3 7,600,000 4,350,000 Sơn La 1 2,500,000 800,000 Ninh Bình 1 1,282,900 1,282,900 Thái Bình 1 900,000 700,000 Cao Bằng 1 500,000 200,000 Lạng Sơn 1 20,000 20,000 Tổng khu vực miền Bắc 570 6,474,645,545 2,560,354,326 Tổng cả nước 1431 20,962,423,670 5,857,818,226

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trên địa bàn khu vực phía Bắc, Nhật Bản đã đầu tư vào 18 tỉnh trên tổng số 26 tỉnh với tổng số dự án 570 dự án và tổng số vốn đầu tư đạt hơn 6,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và các vùng phụ cận

của Hà Nội, nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên là những địa phương thu hút vốn FDI của Nhật Bản nhiều nhất ở khu vực này còn lại rải rác ở các tỉnh khác với một vài dự án. Có địa phương chỉ có 1 dự án FDI của Nhật Bản như Sơn La, Ninh Bình, Thái Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn.

2.3.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư:

Cũng như cơ cấu đầu tư của cả nước, các dự án FDI của Nhật Bản vào miền Bắc cũng tập trung chủ yếu ở hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm tới 76% tổng số dự án đầu tư. Tiếp đến là các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần. Hình thức liên doanh dần giảm đi vai trò chủ đạo, tuy nhiên vẫn chiếm một số lượng nhỏ dự án đầu tư với 110 dự án, chiếm 47% các dự án liên doanh với Nhật Bản của cả nước. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản đang chuyển sang quam tâm đến hình thức công ty cổ phần. Một số dự án mới theo hình thức này như công ty cổ phần sân Golf Hà Nội đầu tư 10 triệu USD xây dựng và kinh doanh sân golf, công ty cổ phần tập đoàn P&T đầu tư 2,5 triệu USD cung cấp các dịch vụ viễn thông, các sản phẩm phần mềm…Đặc biệt, hình thức Công ty Mẹ-con có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên của Nhật Bản tại Việt Nam nằm ở khu vực phía Bắc, đó là công ty Panasonic của tập đoàn Mitsushita Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 41 - 45)