Phát triển công nghiệp phụ trợ:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 86 - 88)

Công nghiệp phụ trợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút FDI nói chung cũng như FDI Nhật Bản nói riêng. Hơn thế, đặc điểm của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam là hoạt động trong lĩnh vực chế tạo nên yêu cầu về công nghiệp phụ trợ phát triển càng cao.

Hiện nay, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn đang ở trình độ sơ khai, hầu hết nguyên, phụ liệu nhập từ nước khác. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất

trong việc thu hút FDI từ Nhật Bản của Việt Nam. Bởi vậy, để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư khác, thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Để phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Phải chỉ ra các ngành cần phát triển công nghiệp phụ trợ đề đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển. Chính phủ có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng một quỹ tài chính ổn định đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ của những ngành đã được chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển là việc chỉ rõ các phạm vi ưu tiên để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch.

Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp nhà nước.

Cần có chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và những ưu đãi đặc biệt về thuế như miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu…Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn.

Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, nhân lực là vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì vậy để phát triển công nghiệp phụ trợ, cần phải xây dựng được một đội ngũ kỹ sư lành nghề, có khả năng sản xuất nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đưa công nghiệp phụ trợ phát triển. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam trong vấn đề này là áp dụng những biện pháp khuyến khích đào tạo và học tập ngành công nghiệp phụ trợ như đưa ra những chính sách khen thưởng, chứng chỉ cho các cá nhân có quá trình học tập tốt, có tay nghề cao. Chứng chỉ này sẽ giúp công nhân, kỹ sư được nâng lương hoặc nâng cao vị trí trong công ty.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 86 - 88)