Chiến lược đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 77 - 79)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện chiến lược quay trở lại đầu tư vào khu vực châu Á. Trước đây, động cơ của các doanh nghiệp Nhật Bản sang châu Á chủ yếu là để giảm giá thành sản xuất vì ở đây có nguồn nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mục đích đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản khi quan tâm đến thị trường châu Á đã có sự thay đổi. Các công ty Nhật Bản hiện quan tâm nhiều hơn đến “Khả năng phát triển thị trường” chứ không phải là “Đạt chi phí sản xuất thấp” như trước đây. Tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào thị trường châu Á nhằm tìm kiếm nguồn lực đầu vào rẻ ngày càng giảm,từ năm 2006 đến năm 2010, tại thị trường Trung Quốc giảm từ 58% xuống còn 36%; Việt Nam giảm từ 72% xuống còn 62%. Mặt khác, số công ty Nhật Bản đầu tư vào thị trường châu Á với mục đích tìm kiếm thị trường có tiềm năng phát triển lớn đã tăng nhanh, chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2008 đến năm 2010, tại thị trường Việt Nam tăng từ 48% lên 62%, Trung Quốc tăng từ 77% lên 88%. Chính vì xu hướng chuyển từ tìm kiếm thị trường có nguồn lực đầu vào rẻ sang tìm kiếm thị trường có tiềm năng phát triển cao, các công ty Nhật Bản đã dần chuyển vồn đầu tư sang các nước Đông Á, các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhu cầu về hàng hóa chất lượng cao của Nhật Bản ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực khiến khu vực này dần trở thành trung tâm thu hút vốn FDI của thế giới. Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng muốn mở rộng hoạt động đầu tư tại các nền kinh tế mới nổi này nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư của mình. Khu vực Đông Á đang nổi lên bao gồm các nước đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,

Philipin, Thái Lan, Việt Nam và nền kinh tế mới Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Đồng thời, theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản trong những năm gần đây, 4 quốc gia mà họ cho là sẽ trở thành cứ điểm sản xuất hàng công nghiệp quan trọng của thế giới trong tương lai là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Theo kết quả điều tra của JBIC năm 2010, theo kế hoạch trung hạn, tỷ lệ các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng ra nước ngoài chiếm 82,6%. Và đặc biệt, các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ đứng đầu trong danh sách mảnh đất triển vọng của các nhà đầu tư Nhật Bản trong 3 năm tới.

Trong bốn nước trên, Trung Quốc vẫn là quốc gia được các nhà đầu tư Nhật Bản chú ý nhiều nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùa Nhật Bản coi Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những dòng vốn đầu tư theo dạng này đã đạt tới điểm bão hòa. Dòng vốn FDI Nhật Bản đổ vào thị trường này chủ yếu nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc và có xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước trong khu vực nhằm phân tán rủi ro theo chiến lược đầu tư “Trung Quốc+1”. Ứng cử viên cho chiến lược này là Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và một số nước châu Á khác. Vào thời điểm hiện tại có thể nói Việt Nam được chú ý nhiều nhất. Điều này được giải thích là do Việt Nam có một số lợi thế về vị trí địa lý kết nối hai thị trường Trung Quốc và ASEAN, ổn định chính trị, lương nhân công thấp, lao động cần cù và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản đã trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong chiến lược “Trung Quốc+1” của Nhật Bản.

Xem Việt Nam là thị trường tiềm năng trong chiến lược đầu tư của mình, Nhật Bản đã và đang đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư sang Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Hiện nay, bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống như Canon, Honda, Toyota, Panasonic,…đang mở rộng đầu tư ở khu vực miền Bắc là sự xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư mới đến từ xứ sở hoa đào như Sumimoto, Brother, Meiko…cho

thấy khu vực này đang được các nhà đầu tư Nhật Bản chú ý trong chiến lược đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc (Trang 77 - 79)