nhân công rẻ là lý do khiến Việt Nam trở thành thị trường triển vọng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
3.1.1.4 Miền Bắc có tiềm năng về thị trường tiêu thụ:
Hiện nay, khu vực phía Bắc có đến 30,7 triệu dân, là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Và nhất là thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về các mặt hàng giá trị có chất lượng cao của Nhật Bản ngày càng tăng lên như nhu cầu về hàng điện tử, xe máy, ô tô… Theo IMF dự báo, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng từ 1060 USD năm 2009 lên 1609 USD năm 2014. Điều này khiến các nhà đầu tư hi vọng thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng hơn nữa.
3.1.1.5 Quan hệ đầu tư phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản: Bản:
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản được chính thức thiết lập từ năm 1973. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ đầu tư giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp với những cam kết liên quan đến đầu tư được ký kết như sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và Việt Nam, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA). Các cam kết đầu tư này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam và nó tạo được nền tảng vững chắc cho việc hình thành khu vực thương mại tự do song phương giữa hai nước. Quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ là bước đệm cho quan hệ giữa Nhật Bản vào miền Bắc nước ta.
Bên cạnh những thuận lợi mà miền Bắc Việt Nam có được để thu hút FDI của Nhật Bản thì vẫn còn nhiều những trở ngại đối với nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung khi hoạt động đầu tư trực tiếp tại đây. Trong số những trở ngại đó, đặc biệt phải kể đến một số những vấn đề sau đây: